Pages

Cây Cứt Lợn - chữa xoang mũi

Cây cứt lợn (tên khoa học: Ageratum conyzoides ) tác dụng chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh…
Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25-50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu, các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.
Tên gọi khác: Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.
Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi.
Thành phần hoá học:
Tinh dầu 0,16%, hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác
Alcaloid, saponin.
Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi.
Công dụng: Chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh… Dân gian cũng thường dùng cây này nấu với bồ kết để gội đầu.
Cách dùng, liều dùng:
·         Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
·         Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
·         Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.
Bài thuốc:
·         Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
·         Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
·         Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
·         Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
·         Eczema, chốc đầu: Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.
·         Viêm xoang: Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
·         Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Ghi chú: Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. – cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).

3 nhận xét:

Nguyễn Duy Khanh
lúc 08:24 3 tháng 8, 2012 comment-delete

Trường hợp viêm xoang mãn tính:

- Nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: có thể có triệu chứng xa nơi bệnh như ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp.

- Nếu ở nhóm xoang sau: bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.


Điều trị

- Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây nhờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.

- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đờm xuống họng... Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed... người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?

- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.

- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.

- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.

- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.

- Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

- Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.

- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.

Cách xông mũi

- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 - 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.

- 15 phút sau hỉ mũi sạch.

- Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.

- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.

Bệnh này có thể chữa khỏi nếu bạn kiên trì điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Reply
Nguyễn Duy Khanh
lúc 08:31 3 tháng 8, 2012 comment-delete

Chữa viêm xoang bằng nước muối và tỏi

Tờ "khoa học và đời sống" có viết:
Bạn đun sôi khoảng 50ml nước sôi cho 1/2 thìa cà phê muối
Chờ nước nguội khoảng 30-40 độ C thái mỏng vài tép tỏi bỏ vào.
Chờ nước nguôi hẳn dùng ống xilanh hút và bơm đều 2 mũi. Cách này rất hiệu quả vì tỏi có khả năng kháng sinh tốt. Ngày làm 2-3 lần khoảng 15 ngày và khỏi ngay. Chú ý lúc đầu hơi khó chịu nhưng về sau quen dần.
Chúc bạn khỏe mạnh.

Reply
Nguyễn Duy Khanh
lúc 08:33 3 tháng 8, 2012 comment-delete

Chữa khỏi viêm xoang nhờ gấc nướng

Lấy 20-25 hạt gấc nướng chín giã nhỏ cả vỏ đã sém đen, ngâm rượu ngon sau một ngày chắt nước dùng bông thấm nước chắt đó ngoáy vào lỗ mũi. hơi cay, xót, đắng họng tý chút. Bạn phải xì hết mủ đặc - hôi- tanh ra càng nhiều càng tốt, lần sau chỉ cần xoa dung dịch trên khoảng 2 phút lên sống mũi. Bệnh thuyên giảm 95%. Chúc các bạn sung sướng sau khi dùng bài thuốc trên.

Reply

Đăng nhận xét

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: