Pages

Bốn nhà thơ lớn nhất đời Đường: Lý Bạch – Đỗ Phủ – Bạch Cư Dị – Vương Bột


Bốn nhà thơ lớn nhất đời Đường – Trung Hoa Sơ Đường Tứ Tuyệt – Lý Bạch (李白, Lǐ Bái) – Đỗ Phủ (杜甫, Dù Fǔ) – Bạch Cư Dị (白居易, Bó Jūyì) – Vương Bột (王勃, Wángbó)
Sơ Đường Tứ Tuyệt:
Cô Lệ và mọi người trước khi xem chi tiết về bốn nhà thơ lớn nhất đời Đường xin xem qua đôi dòng giới thiệu về thơ Đường
Thơ Đường hay Đường thi () được sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 – 10 (618 – 907). Trong Toàn Đường Thi lưu giữ gần 49 000 bài thơ Đường. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành “Đường thi tam bách thủ” được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam…
Đường Thi gồm 4 giai đoạn:
•   Sơ Đường (618 – 673)
•   Thịnh Đường (713 – 766)
•   Trung Đường (766 – 835)
•   Vãn Đường (835 – 907)
Và đây là Sơ Đường Tứ Tuyệt:
1. Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762): Hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ hồ thập lục quốc. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vì sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ông là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên (Tiên Thơ).
 2. Đỗ Phủ (杜甫) (Dù Fǔ)(712–770): Hiệu Tử Mỹ, tự Đỗ Thiếu Lăng. Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông thường được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động. Trước khi trở nên nổi tiếng, những tác phẩm của ông bị ảnh hưởng nhiều từ cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông cho phép ông trở thành một “Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo hay Baudelaire của Trung Quốc”.
3. Bạch Cư Dị (白居易) (Bó Jūyì) (772-846): Tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam: Tỳ bà hành, Trường Hận Ca. Bạch Cư Dị để lại khoảng trên 2.800 bài thơ.
4. Vương Bột (王勃) (Wángbó) (647–675): Tự Tử An, người Giáng Châu, Long Môn (ngày nay là Hòa Tân, Sơn Tây)thời nhà Đường. Vương Bột được xem là một trong “Sơ Đường tứ kiệt” (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ kia là: Dương Quýnh (杨炯), Lư Chiếu Lân (卢照邻) và Lạc Tân Vương (骆宾王).Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đằng Vương Các Tự. Các tác phẩm nổi tiếng của Vương Bột có:
•   Hán Thư Chỉ Hà (10 quyển) (汉书指瑕)十卷
•   Chu Dịch Phát Huy (5 quyển) (周易发挥)五卷
•   Thứ Luận Ngữ (10 quyển) (论语)十卷
•   Chu Trung Toản Tự (5 quyển(舟中纂序)五卷
•   Thiên Tuế Lịch(岁历)
Nhưng các tác phẩm trên đều bị thất bản.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lịch vạn niên

1/2025
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
 
 
 
 
 
 
1
2/12
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12
13
13
14
14
15
15
16
16
17
17
18
18
19
19
20
20
21
21
22
22
23
23
24
24
25
25
26
26
27
27
28
28
29
29
1/1
30
2
31
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

91 Nhận xét
(11 người đang xem)
Số lượng người truy cập: