Pages

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp( THK) là tình trạng hưhỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ởđiểm nối giữa hai đầu xương. Tình trạng này gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp. Tuy không gây tử vong nhưcao huyết áp, tiểu đường nhưng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt do triệu chứng đau, tê, hạn chế cử động...
Thoái hóa khớp không phải là bệnh của riêng người lớn tuổi. Nó có thể phát triển từ những tháng đầu tiên của cuộc đời. Khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ. Sau tuổi 45, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5- 2 lần). Thoái hóa khớp hay tấn công phụ nữ trẻ sau thời kỳ mang thai và sinh nở, gây các cơn đau đớn.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁI HÓA KHỚP:

Thoái hóa khớp là hiện tượng khớp bị tổn hại (xơhóa, biến dạng, vôi hóa…) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 loại nguyên nhân chính:
Nguyên nhân nguyên phát: là nguyên nhân hay gặp ở những người tuổi cao. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Có nhiều yếu tố thuận lợi gặp ở người cao tuổi bị THK xương như: tình trạng béo phì, di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.
Nguyên nhân thứ phát: xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…). Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…). Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng có vai trò nào đó trong THK ở người cao tuổi. Người ta cho rằng, người trên 40 tuổi hay gặp THK có lẽ ở chừng mực nào đó có liên quan đến yếu tố tự miễn, cũng giống như trong viêm đa khớp dạng thấp, người ta thấy có các tự kháng thể thuộc loại globulin to kiểu IgM có tính đặc hiệu cao.

II. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA THOÁI HÓA KHỚP:

Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có, ví dụ nhưkhớp gối bị thoái hóa có khi đau làm cho đi lại rất khó khăn và bị hạn chế trong vận động. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân. Đau khớp thường vào buổi sáng kéo dài khoảng nửa giờ, xuất hiện một vài khớp riêng lẻ bị thoái hóa, đau không có đối xứng. Thông thường, đau trong THK không kèm theo các dấu hiệu của viêm như: sưng, nóng, đỏ.
Cứng khớp hay gặp nhất là vào buổi sáng sớm lúc vừa ngủ dậy làm cho việc co, duỗi, đi lại khó khăn. Cứng khớp do THK chỉ kéo dài một thời gian ngắn (ít khi quá 15 phút).
Ngoài các triệu chứng điển hình vừa nêu trên, chẩn đoán THK cũng nên chụp X-quang, cộng hưởng từ để biết tình trạng của khớp như: hẹp khe khớp, mỏm gai bờ rìa, vành xương của sụn khớp xương đốt sống thắt lưng và các dấu hiệu khác, tuy nhiên trong các trường hợp mới bị THK thì các dấu hiệu này có khi chưa xuất hiện.
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những vị trí sau:
- Ngón tay: Thường do di truyền. Tỷ lệ thoái hóa khớp ngón tay ở phụ nữ cao hơn đàn ông (đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh). Các cục bướu nhỏ, cứng xuất hiện tại điểm cuối của các đốt ngón tay, khiến ngón tay bị to và biến dạng, thô thiển, đi kèm cơn đau.
- Cột sống thắt lưng: Hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa, khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống chân, như có luồng diện chạy từ trên xuống. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dạy. Cơn đau diễn ra tối đa 30 phút thì giảm. Sau một thời gian, hiện tượng đau lưng sẽ kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều nặng và giảm dần lúc nghỉ ngơi.
Cột sống cổ: Biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi ở phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
- Gót chân: Bệnh nhân có cảm giác bị thốn ở gót chân vào buổi sáng, lúc bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên. Sau khi đi được vài chục mét, cảm giác đau giảm nhiều, bệnh nhân đi đứng bình thường.
- Khớp gối: Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật khác để đứng dậy; nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối.
- Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu vì khớp háng chịu sức nặng cơ thể nhiều nhất.

III. CHUẨN ĐOÁN BỆNH THOÁI HÓA KHỚP:

Vì biểu hiện viêm khớp thường rất nhẹ và không có những triệu chứng toàn thân cho nên bệnh thoái hóa khớp rất ít khi nhầm lẫn với bệnh viêm khớp khác. Vị trí tổn thương các khớp ở bàn tay giúp phân biệt thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thoái hóa khớp chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ngón xa và dạng thấp lại chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp cổ tay và khớp bàn ngón tay, ít gặp ở các khớp ngón xa. Hơn nữa, trong thoái hóa khớp, khớp to ra do phì đại của xương nên thường cứng và mát (không nóng) trái lại khớp sưng trong viêm khớp dạng thấp thường mềm và nóng. Cũng cần phải thận trọng không nên cho rằng mọi triệu chứng ở xương khớp đều do khớp bị thoái hóa, đặc biệt đối với cột sống, bởi vì đi kèm với thoái hóa khớp có thể có di căn ung thư, loãng xương do u tủy xương hoặc những bệnh khác.
Bệnh thoái hóa khớp được chia làm 2 loại:
- Thoái hóa khớp tiên phát, chủ yếu xuất hiện ở khớp ngón xa (hạt Heberden) và sau đó là các khớp ngón gần (hạt Bouchard), khớp bàn ngón và khớp ngón gần của ngón tay cái, khớp háng, khớp đầu gối, khớp bàn ngón chân cái, cột sống cổ, cột sống thắt lưng…
- Thoái hóa thứ phát: xuất hiện ở bất kỳ khớp nào, hậu quả của tổn thương khớp do những nguyên nhân tại khớp (như viêm khớp dạng thấp), hay ngoài khớp. Những tổn thương này có thể là cấp tính, chẳng hạn gãy xương, hoặc mạn tính do khớp phải làm việc quá sức, do một số bệnh rối loạn chuyển hóa (ví dụ cường cận giáp trạng, bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh nhiễm sắc tố ochronose) hay những bệnh lý thần kinh (bệnh tabet).
Về mặt giải phẫu, ban đầu sụn khớp trở nên thô ráp, cuối cùng là mỏng đi và tạo nên các gai xương ở rìa của diện khớp. Màng hoạt dịch dày lên, các hình lông phì đại. Mặc dù vậy khớp không bao giờ bị dính hoàn toàn và màng hoạt dịch không bị kết dính. Biểu hiện viêm rõ đôi khi có một số bệnh nhân bị tổn thương cấp các khớp liên đốt ngón tay (hạt Heberden).

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP:

Tùy theo giai đoạn bệnh mà có những phương pháp điều trịkhác nhau. Trong giai đoạn đầu, thong thường là áp dụng những biện pháp không phẫu thuật nhưsau:
- Thuốc kháng viêm: các thuốc này giúp giảm quá trình viêm, giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá cho nên khi dùng phải theo dõi cẩn thận
- Thuốc bổ sung sụn như: Glucosamin, chondroitin….Mặc dù người ta vẫn chưa thấy bằng chứng cải thiện lớp sụn đã bị bào mòn sau khi dùng thuốc bổ sụn. Tuy nhiên cho người bệnh dùng thuốc này thấy có hiệu quả giảm đau hơn so với nhóm giả dược.
- Tiêm thuốc  corticoide: đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể kéo dài tác dụng đến vài tháng. Tuy nhiên rất thận trọng khi dùng thuốc này vì nguy cơ nhiễm trùng khớp gối rất lớn. Một khi khớp gối bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị.
- Tiêm thuốc Hyarulonic acid: đem lại hiệu quả giảm đau kéo dài vài tháng, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh và có cẩn thận nguy cơ nhiễm trùng do tiêm
-  Nẹp gối: giúp khớp gối vững vàng hơn

PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT:

Khi bệnh thoái hoá khớp gối đã chuyển sang giai đoạn nặng, sau khi dùng thuốc một thời gian mà không thấy hiệu quả thì các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh.
1. Nội soi:
Sau khi vô cảm, bằng  vài đường rạch da nhỏ, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi vào trong khớp gối để kiểm tra và làm sạch khớp gối. Cắt hoạt mạc đang bị viêm bằng dao đốt điện, lấy bỏ những mạnh sụn bị bong ra có thể gây kẹt khớp, làm sạch những chổ rách của sụn chêm… Phẫu thuật nội soi có thể giúp giảm đau một thời gian, tuy nhiên nó không thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp.
2. Đục xương chỉnh trục:
Nếu quá trình thoái hoá làm bào mòn lớp sụn được khu trú trong một ngăn của khớp gối ( có thể là ngăn trong hoặc ngăn ngoài) đồng thời gây biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ra ngoài thì bác sĩ sẽáp dụng phương pháp đục xương chỉnh trục.
Thay đổi trục cơ học của khớp gối, làm cho khớp gốo chịu lực lên ngăn còn lại không bị mòn lớp sụn. Phẫu thuật này thường áp dụng cho những người còn trẻ tuổi, nó giúp giảm đau kéo dài một thời gian khá lâu.

3.Thay khớp nhân tạo:
Nếu khớp gối đã bị hư trầm trọng, lớp sụn đã bị bào nhiều thì bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp thay khớp nhân tạo. Sau khi cắt bỏ phần sụn bị bào mòn, các bác sỹ sẽ đạt một khớp nhân tạo mới vào trong khớp gối. Thay khớp thực sự là thay bề mặt sụn khớp đã bị bào mòn bằng một lợp nhựa cao phân tử nhân tạo. Cho nên mọi vận động và chịu lực của khớp gối bây gìơ sẽ do lớp nhựa nhân tạo này đảm trách. Chính vì vậy người bệnh đi đứng chịu lực không đau, vận động khớp gối được cải thiện rõ rệt. 
Trên đây là những điểm cơbản vềcác phương pháp điều trịbệnh thóai hóa khớp gối. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Không có phương nào là tốt hơn phươngpháp nào. Nhưng đối với một người bệnh cụ thể thì chỉcó một phương pháp tốt nhất. Chính vì vậy nếu khám xét cẩn thận, đánh giá chính xác và chú ý đến nhiều yếu tố liên quan khác thì người bệnh sẽ nhận được phương pháp hiệu quả nhất.

Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh lý xương khớp
Ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:
Ăn nhiều các loại rau quả: mỗi ngày nên ăn hơn 300g rau các loại và hơn 200g trái cây, để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, -caroten, khoáng chất kali, magiê là những chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Ăn đủ thức ăn giàu đạm: đạm động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò. Đạm thực vật như: tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn trung bình 50g thịt, 50 -100g cá, 100g đậu hủ, 30g đậu đỗ, trứng 3 – 4 quả/tuần. Nếu cholesterol máu cao hoặc có sỏi mật ăn 1 – 2 quả/tuần. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp.
Sữa: nên uống 2 – 3 ly/ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.
Chất béo: nên ăn vừa phải, chọn các loại dầu thực vật như: dầu mè, dầu nành, dầu phộng… trung bình 20g/ngày. Nếu thừa cân nên giảm thức ăn chiên xào, ăn thịt nạc bỏ da, các món kho luộc hấp. Nếu thiếu cân suy dinh dưỡng, cần tăng thêm chất béo trong thức ăn.
Ăn đủ thức ăn giàu bột: cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ… để không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, thêm khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Tránh ăn quá mặn, quá ngọt: lưu ý ở các bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, thận. Một số thuốc điều trị bệnh khớp có tác dụng giữ natri, mất kali hoặc các thuốc tráng dạ dày dùng kèm có tác dụng giữ natri, canxi, magiê.
Tránh dùng rượu và các chất kích thích thần kinh: các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc, gây bất lợi trong điều trị.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: