Pages

EM6030 - Môn Lãnh đạo và quản lý

PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN



Bài tập tình huống số 1:
PHẢN ỨNG TỪ VỤ TUYỂN DỤNG BÊN NGOÀI
Renaud André, 64 tuổi, lãnh đạo Ban tài chính của một công ty nhà cửa từ 12 năm nay. Ông là một tấm gương của việc tự đào tạo và thích ứng được với những  biến đổi của kỹ thuật kế toán tài chính. Phụ tá của ông là hai trưởng phòng: Jean Plas, 32 tuổi, tốt nghiệp kế toán, làm việc tại cơ quan đã được 9 năm và Martine Adam, 35 tuổi, chỉ có bằng trung học, nhưng (theo ông Renaud André) cô là người nắm bắt được mọi biến động về tài chính kế toán. Martine Adam vào làm việc tại Ban tài chính cách đây 6 năm. Ngoài ra, Ban tài chính còn có 10 nhân viên và 3 thư ký tuổi từ 24 đến 54. Ban này làm việc vốn hiệu quả nhưng từ một năm nay, người ta bắt đầu dậm dạp tìm người kế nhiệm ông Renaud André. Bất chấp vẻ thân thiện bề ngoài, bắt đầu xuất hiện một cuộc đua tranh ngầm giữa hai “ứng cử viên”. Ông Renaud André có một chút ưu ái hơn đối với Jean Plas, người mà theo ông có khả năng lãnh đạo Ban. Tuy nhiên, nguyện vọng của ông không được chấp nhận.
Hội đồng quản trị của công ty đã trải qua những cải cách sâu sắc từ 1 năm nay. Sáu tháng trước khi ông Renaud André về hưu, Hội đồng quyết định thông báo công khai nhu cầu tuyển dụng  người thay thế ông. Một trong những điều kiện bắt buộc là ứng cử viên phải có bằng kỹ sư thương mại và 10 năm thâm niên công tác. Một người được ông chủ tịch bảo trợ thỏa mãn 2 yêu cầu này là: Bruno Dufour -  36 tuổi. Ban giám khảo gồm 3 giáo sư đại học, trong đó 2 vị giảng dạy tại trường thương mại cấp cao nơi Bruno Dufour theo học.
Renaud André, Jean Plas và Martine Adam hết sức bàng hoàng và nội bộ Ban bắt đầu có nhiều lời bàn tán. Nhân viên trong Ban cho dù ủng hộ cho Jean Plas hay nghiêng về Martine Adam nhưng đều mong muốn người ta đề bạt nội bộ. Nhưng Hội đồng quản trị đã quyết định từ nay chỉ bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo những người có bằng đại học. Kỳ thi diễn ra và Bruno Dufour là người đứng đầu trong số 8 ứng cử viên đã qua vòng sơ tuyển.
Jean Plas và Martine Adam không che dấu nỗi thất vọng và chán nản của mình. Từ chỗ là đối thủ cạnh tranh của nhau, nay họ lại bắt tay liên kết với nhau, và hậu thuẫn cho họ là tất cả nhân viên trong Ban. Hơn nữa họ lại có nhận thức rằng, họ sẽ không được đề bạt vào bất cứ vị trí quan trọng nào trong Ban.
Việc chuyển giao quyền lực diễn ra trong bầu không khí lạnh lùng... Bruno Dufour cám ơn người tiền nhiệm và hy vọng rằng sẽ được làm việc trong bầu không khí hợp tác và tin cậy với nhân viên. Ar Lette Defays thay mặt đồng nghiệp cám ơn ông Renaud André và trong bài phát biểu của mình đã đề cập đến quá trình tự học của vị giám đốc về hưu. Không một lời nào dành cho vị tân trưởng Ban. Không một ai nói ra, nhưng tất cả đều hiểu rằng bài phát biểu như một lời trách cứ đối với ông ta.
Vị trưởng ban mới cảm thấy mình bị đối xử một cách lạnh nhạt, bị coi như kẻ tiếm quyền. Có nhiều biểu hiện chứng tỏ điều này. Khi ông ta hỏi Jean Plas hoặc Martine Adam để biết rõ thêm một số thông tin về hoạt động của Ban, ông ta nhận được những câu trả lời lịch sự nhưng qua quýt. Khi nhân viên muốn tìm kiếm một thông tin nào đó, họ lại đi hỏi 2 “người cũ”. Bruno Dufour tìm cách gần gũi 2 người và thậm chí đã mời họ đi ăn trưa nhưng họ đều thoái thác bằng những lý do chẳng đâu vào đâu.
Một tháng sau khi nhậm chức, Bruno Dufour phải trình một báo cáo quan trọng lên Hội đồng quản trị. Ông ta rất cần sự cộng tác của cấp phó nhưng hai người này chỉ cung cấp những thông tin “nhỏ giọt”. Vị giám đốc mới phải bỏ ra rất nhiều công sức để lập báo cáo và phải sao nhãng công việc khác. Martine Adam trở nên trầm uất và thường xuyên phải nghỉ làm. Jean Plas không say mê công tác và dự định tìm kiếm một công việc khác.
Bruno Dufour càng bối rối vì ông ta sắp phải lập kế hoạch nghỉ phép năm và ông ta e rằng việc này lại gây ra những căng thẳng mới.

Câu hỏi:
1.     Bạn nghĩ gì về quyết định của Hội đồng quản trị? Bạn có tin rằng đó là một quyết định bình thường không?

2.     Theo bạn, Bruno Dufour cần phải làm gì để thoát khỏi tình trạng phức tạp này? Ông ta có nên nhờ Hội đồng quản trị can thiệp, có nên hành động trước? Trong trường hợp này, ông ta có thể hiện được vai trò của mình không? Hay là còn có các giải pháp khác?




Bài tập tình huống số 2:
MỘT GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG MỚI KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN
 CÁC VẤN ĐỀ HÀNH CHÍNH

Sau 7 năm làm phó giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Maligny (200.000 dân), Jean Lause (33 tuổi) được đề bạt làm giám đốc thay cho ông giám đốc cũ đã đến tuổi về hưu. Ông giám đốc cũ từ vài năm nay đã có chiều hướng muốn nghỉ ngơi. Ông ta chủ yếu quan tâm đến các vấn đề hành chính và đề bạt. còn việc chỉ đạo nghệ thuât và liên hệ với các nghệ sĩ ông giao cả cho Jean Lause. Giám đốc mới là người nổi tiếng trong giới nghệ sĩ. Là tác giả của nhiều bài báo, ông có biệt tài tổ chức hội nghị và thuyết minh triển lãm. Chính nhờ tài năng của mình mà ông được bổ nhiệm.
     Sau khi được đề bạt, Jean Lause đã tổ chức một kỳ thi tuyển Phó Giám đốc nhưng không thí sinh nào trúng tuyển và anh tiếp tục gửi thông báo tuyển dụng lần hai. Kỳ thi kéo dài trong 3 tuần. Ngoài giám đốc, nhân sự của Bảo tàng gồm: 1 thư ký, 2 đánh máy (trong đó 1 người làm việc bán thời gian), 4 giám sát viên, 1 nhân viên bốc vác, 1 gác cổng và 2 lao công. Cái thế giới nhỏ bé ấy hoạt động trong một bầu không khí dễ chịu.
     Cô thư ký Gisele Taymans là một nhân viên tuyệt vời. Cô làm việc nhanh, hiệu quả, ngăn nắp và nắm chắc các thủ tục hành chính. Đó là “bộ nhớ” của bảo tàng. Khi cần một thông tin chính xác, người ta thường hỏi cô. Cô làm việc cho bảo tàng từ 16 năm nay.
     Ngay từ khi mới nhậm chức, Jean Lause muốn làm một điều gì đó để chứng tỏ mình. Anh ta dự định tổ chức một cuộc triển lãm với chủ đề gì đó để lôi cuốn đông đảo khán giả. Nhờ vào các mối quan hệ cá nhân, anh ta đảm bảo có thể tập hợp các tác phẩm có giá trị đang nằm phân tán ở các bảo tàng quốc gia, ở nước ngoài và trong các bộ sưu tập cá nhân. Triển lãm đã được các nhà chức trách cấp phép. Jean Lause có 6 tháng để chuẩn bị, theo anh đó là khoảng thời gian khá rộng. Sự thực là anh không quan tâm tới các vấn đề hành chính và phó mặc cho Gisele Taymans. Cô này phụ trách vấn đề thư tín (chỉ mình cô có khả năng xử lý tốt văn bản), liên lạc qua điện thoại, in các-ta-lô giới thiệu, áp-phích, tờ gấp quảng cáo, giấy mời, các vấn đề về bảo hiểm và giao thông…Tất cả những việc làm mà trước đây cô cùng gánh vác với  vị Giám đốc đã nghỉ hưu. Lẽ tất nhiên, các nhân viên đánh máy có thể giúp đỡ cô nhưng chỉ giới hạn ở khâu thực hiện. Sau 4 tháng phải làm việc căng thẳng, sức khỏe của Gisele Taymans suy sụp và cô buộc phải nghỉ làm.
     Chỉ còn một tháng nữa là tới ngày khai mạc. Vị giám đốc hết sức bối rối. Anh cố gắng tìm cách làm thay Gisele Taymans bằng cách phối hợp với vị Phó giám đốc mới được bổ nhiệm và với các nhân viên đánh máy “lực bất tòng tâm”. Họ làm việc rất nhiều nhưng phải mất khá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu. Jean Lause thường xuyên gọi điện đến nhà cô thư ký nhưng thật khó để giải quyết vấn đề theo cách này.
     Hai tuần trước ngày khai mạc, Gisele Taymans cố gắng đi làm nửa ngày bất chấp sự lo ngại của bác sĩ. Cô phải giải quyết một loạt công việc bị ách tắc: các-ta-lô còn sót nhiều lỗi do quá vội vàng trong việc đọc bản bông, giấy mời được phát đi chậm…
     Ngày khai mạc, khách mời đến thưa thớt và các quan chức tỏ ra không hài lòng về vị Giám đốc mới của Bảo tàng. Anh đổ lỗi cho sự vắng mặt của cô thư ký. Anh không trực tiếp khiển trách cô nhưng vẫn giữ trong mình một số ấn tượng không tốt…
Câu hỏi:
1.                 Người ta nghĩ gì về việc đề bạt ông Jean Lause và cách tiếp cận công việc của ông ta?
2.                 Người ta có thể nói gì về vai trò của Gisele Taymans?
3.                 Người ta có thể nhận xét gì về công tác tổ chức triền lãm của Giám đốc Jean Lause, đặc biệt về:
-                     Lập kế hoạch.
-                     Phân công nhiệm vụ.
-                     Tổ chức nhân sự
4. Có thể nhận xét gì về phản ứng của trước nhận xét của Jean Lause các quan chức?





Địa điểm thi: Nam Định
Ngày thi: 27/05/2012
Thời gian làm bài 90 phút
Đ số: 1
Câu 1: (3 điểm)
Hãy phân tích vai trò của nhóm và các yếu tố ảnh hưng đến hành vi cá nhân trong nhóm?
Câu 2: (3 điểm)
Ch hãng Honda nói: "Một lý do khiến khách hàng của chúng tôi rất thỏa mãn là vì chúng tôi chưa hề thỏa mãn".
Hãy bình luận ý kiến trên và lý giải sự thành công của hãng Honda trên thương trường hiện nay?
Câu 3: (4 điểm)
Huân là nhân viên của đội công tác xã hội, được chính quyền địa phương tuyển dụng. Công việc của họ là tiếp cận các đối tượng nghiện hút, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác để vận động và giúp đỡ họ trở lại cộng đồng. Khi chị Thu Mai được bổ nhiệm làm trưởng nhóm mới, Huân rất vui vì có cơ hội trò chuyện rất lâu với người trưởng nhóm ca mình. Chị Thu Mai rất quan tâm đến những gì Huân nói: "Trước khi chị đến đây, hầu như chúng tôi phải tự xoay s lấy mọi thứ. Chúng tôi ít khi nhận được sự h trợ cũng như khuyến khích. Chắc chị cũng hiểu là công việc khó khăn thế nào. Chẳng hạn đã vài lần tôi bị tấn công bi chính những người mà tôi có nhiệm vụ giúp đỡ họ. Tôi cũng biết rằng trong nhóm hầu như chưa ai được đào tạo hay được chuẩn bị để đảm nhận công việc. Thêm vào đó, không có một quy trình hợp lý để đánh giá các mục tiêu hay các kết quả công việc, vì thế mà chúng tôi không thể biết được chúng tôi có làm tốt công việc ca mình hay không, hay cn phải làm cụ thể những gì".
Theo bạn, người lãnh đạo nhóm cn phái có những gii pháp gì đ tạo động lực làm việc cho từng thành viên ca nhóm?
Ghi chú: Cán bộ coi thi không gii thích gì thêm. Sinh viên được phép s dụng tài liệu.
Đ số: 2
Câu 1: (3 đim)
Lập kế hoạch là gì? Hãy phân tích các điều kiện để lập kế hoạch có hiệu qu?
Câu 2: (3 điểm)
Các nhà tâm lý học nghiên cứu về tính cách cho rằng: “Hành vi ca cá nhân thực sự bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những đặc đim tính cách ca bản thân”.
Hãy phân tích đ thấy rõ hơn mi quan hệ giữa hành vi ca cá nhân với quá trình phát trin của t chức?
Câu 3: (4 điểm)
Bạn là giám đốc bán hàng. Bạn đã tìm ra rằng một nhà buôn đã thông đồng với hầu hết những người bán hàng giỏi nhất ca bạn, nhờ đó họ thu được lợi nhuận từ chi phí ca Công ty. Số tiền thất thoát không lớn, nhưng tình trạng này khá phố biến.
Bạn sẽ phn ứng thế nào?
Hãy nêu các phương án có thể có? Hãy lựa chọn phương án tốt nhất và giải thích vì sao?

Đề số: 3
Câu 1: (3 điểm)
Hãy phân tích học thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow? Nhà quản lý có thể sử dụng học thuyết này như thế nào để tạo động lực cho người lao động?
Câu 2: (4 điểm)
Một nhà quản lý người Nhật nói: “Đối với con người, cảm giác tự tin, hoạt động sáng tạo và sự tự nguyện đóng góp vào sự phát triển của xã hội là điều cần. Tiền bạc đó là thứ cơ bn và cần để sống trong xã hội nhưng chưa đủ, sự thỏa mãn trong công việc là điều quan trọng hơn nhiều”.
Hãy sử dụng thuyết nhu cầu và động cơ đ giải thích?
Câu 3: (3 điểm).
Chú tịch hãng hàng không ABC do thấy nguy cơ mất khả năng kim soát các chi phí phát triển công ty, đã s dụng một tài năng trẻ vừa tốt nghiệp chuyên ngành kế toán làm trợ lý. Anh ta được thông báo về bản chất ca vấn đề chi phí tăng lên và được yêu cầu giúp đỡ công ty giải quyết vấn đề này. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, viên trợ lý của chủ tịch đã tìm ra nhiều nguyên nhân kém hiệu quả các bộ phận khác nhau và đề xuất một số thay đổi về các biện pháp thực hiện.
Chính giữa lúc các chương trình giảm bớt chi phí được thực hiện có hiệu qu thì các vị phó chủ tịch phụ trách điều hành, bảo dưỡng, kỹ thuật và kinh doanh bất ngờ tấn công vị ch tịch và khăng khăng đòi thải hồi viên trợ lý.
Là ch tịch hãng hàng không ABC, bạn sẽ phán ứng thế nào?
Hãy nêu các phương án có thể có và lựa chọn phương án tối ưu?



3 nhận xét:

Unknown
lúc 20:58 19 tháng 3, 2020 comment-delete

mình muốn hỏi thêm ề tình huống thứ nhất

Reply
Unknown
lúc 13:06 20 tháng 3, 2020 comment-delete

mk muốn hỏi về tình huống 1

Reply
Unknown
lúc 10:42 10 tháng 8, 2021 comment-delete

Cho em xin cách giải quyết của bài tập tình huống 1 với ạ.

Reply

Đăng nhận xét

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: