Có được những kỹ năng đối nhân xử thế
này, bạn sẽ thành công hơn trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn hãy thử ngẫm nghĩ, thực hành và thử nghiệm nhé.
1. Đừng
phàn nàn
80% những người phải nghe bạn phàn nàn
sẽ không quan tâm. 20% còn lại nghĩ bạn xứng đáng với những gì bạn đạt được!
Như vậy, rõ ràng phàn nàn chả đem lại lợi lộc gì, nếu không muốn nói là rất có
hại. Đừng phản ứng tiêu cực trước mỗi khó khăn. Thay vào đó, hãy đưa ra cách giải
quyết vấn đề.
2. Cười thật
nhiều
Cách thể hiện của bạn nói với cả thế giới
rằng bạn là người thế nào. Nếu bạn luôn tươi cười, vui vẻ, mọi người sẽ thấy cuộc
sống của bạn thật dễ chịu, và họ tin rằng bạn luôn thành công. Nếu bạn luôn cười,
bạn cũng luôn nhận được những nụ cười đáp lại.
3. Hãy lắng
nghe thật sự và chân tình
Khi còn đi học, ông tôi thường nói với
tôi: “Con lắng nghe nhưng không chú ý!”. Ông nói đúng, tôi có thể lặp lại như vẹt
những gì ông nói, nhưng tôi không hiểu lắm.
Khi bạn giao tiếp làm ăn, chỉ cần đối tác phát hiện ra bạn đang giả vờ nghe họ nói, mọi nỗ lực kinh doanh của bạn với người đó sẽ thất bại.
Khi bạn giao tiếp làm ăn, chỉ cần đối tác phát hiện ra bạn đang giả vờ nghe họ nói, mọi nỗ lực kinh doanh của bạn với người đó sẽ thất bại.
4. Hãy khiến
họ nghĩ họ quan trọng
Ai cũng yêu quý bản thân mình, vì vậy,
nếu bạn cũng tỏ ra yêu quý họ, cho họ thấy rằng họ đáng quý biết chừng nào, thì
họ sẽ rất ưng ý làm ăn với bạn.
5. Thể hiện
lòng biết ơn của bạn
Có một cách rất dễ để làm cho đối tác,
sếp và đồng nghiệp vui vẻ, đó là thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với họ. Hãy
cho họ thấy rằng, không có họ, bạn khó có được thành công này.
Hãy cảm ơn cả người phục dịch văn phòng vì hàng ngày họ đã rửa chén, đổ rác cho bạn. Cảm ơn chị lễ tân vì hàng ngày chị vẫn chuyển điện thoại cho bạn,…
Hãy cảm ơn cả người phục dịch văn phòng vì hàng ngày họ đã rửa chén, đổ rác cho bạn. Cảm ơn chị lễ tân vì hàng ngày chị vẫn chuyển điện thoại cho bạn,…
6. Hãy nói
về sở thích của họ
Cái Tôi khiến mọi người thích nói về bản
thân mình. Vì vậy, bên cạnh việc nói về mình, hãy lắng nghe người khác nói về họ.
Khi thấy ai đó đang mặc chiếc áo in hình một ngôi sao ca nhạc, hãy nói về ngôi
sao đó. Nếu người kia hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được một sự thân thiện
trong câu chuyện của bạn với người đó. Nếu thấy đối tác không phản ứng, tức là
họ còn đang dè chừng hoặc họ quá khó tính, chỉ thích nói đến công việc thôi.
7. Hãy ghi
nhớ từng cái tên
Một vài người có khả năng nhớ tên đến
kì lạ. Nếu bạn không có khả năng đó, hãy tìm cách khác: “Chào bạn… Ồ, xin chào
anh bạn thân. Chào mừng anh đến đây… Chính anh là người đã giúp tôi hoàn thành
dự án đó. Tôi không bao giờ quên…”. Cái tên là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người
ta muốn nghe. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác.
8. Hy sinh
vì họ
Hy sinh vì mọi người tức là cách để người
khác nhớ ơn bạn, và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng, đừng
chờ đợi người khác làm tốt cho mình trước.
9. Dùng những
câu bông đùa tự làm giảm giá trị bản thân
Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một
thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm
giá trị của bạn có thể ngay tức thì khiến bạn trở nên thu hút. Chế nhạo những
khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ nhàng nhất nhưng không làm ai bị
sốc. Và sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào phúng đó của nhân
viên.
10. Tạo sự
tương đồng
Nếu giữa bạn và đối tác có những điểm
tương đồng, tức khắc mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít hơn, cuộc
đàm phán làm ăn cũng nhờ thế đi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Chẳng hạn cùng
quê, cùng có con nhỏ, cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị,…
11. Tạo “sự
thư giãn thân mật”
Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng, mời
họ một ly trà nóng, khéo léo gợi những câu chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ hoả”
đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần gũi hơn.
12. Hãy nói
về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác
Nhận lỗi về mình trước là một hành vi
văn minh, dễ khiến người khác tha thứ nhất.
13. Đừng bảo
thủ
Khi bạn đã chấp nhận nhận lỗi về mình,
thì có lý do gì để bạn phải bảo thủ, khăng khăng mình đúng. Hầu hết mọi người đều
ghét làm việc với người luôn cho rằng ý kiến của mình là “tối cao”.
14. Xin lỗi
“Tôi sai rồi. Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ
qua cho tôi nhé” là những câu không quá khó nói. Đừng dại dột nợ ai một lời xin
lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn không biết cách cư xử và không muốn làm ăn chung.
15. Không
nói chuyện phiếm khi bàn công việc
Đó là cách để bạn ngầm khẳng định rằng:
Tôi là một người chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi.
16. Đừng ngắt
lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ
Hành động đó làm nhiều người tức giận.
Nếu bạn đã từng có hành vi bất lịch sự đó, hãy đọc lại lời khuyên thứ 3 nhé.
17. Không
bao giờ nói “Bạn sai rồi”
Có nhiều cách để nói về lỗi của một người,
nhưng một câu phủ nhận thẳng thừng như thế thật không hay chút nào.
18. Đừng
trò chuyện khi đang giận
Lúc giận, hầu hết chúng ta khó làm chủ
được lời nói và trình bày quan điểm của mình. Tương tự như vậy, đừng đến và làm
phiền mọi người khi họ đang không vui.
19. Hãy tự
kiểm tra thói quen
Tôi có dùng những kỹ năng này hàng ngày
không? Tôi có thể trau dồi chúng ở đâu? Kỹ năng nào hoạt động, kỹ năng nào
không? Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào, bạn cần thường xuyên ghi nhận
sự tiến bộ hay thụt lùi của mình. Hãy suy nghĩ lại về cách bạn đối xử với người
khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu.
20. Tập luyện
những bài thực hành này
Kỹ năng đối nhân xử thế giống như các kỹ
năng khác. Càng sử dụng nhiều, bạn càng thông thạo. Sẽ không có con đường tắt
đâu bạn à, chỉ có tập luyện, con người mới trở nên hoàn hảo. Chúc các bạn ngày
càng thành công trong sự nghiệp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét