Gạo lứt rang ăn liền
là dòng sản phẩm thích hợp với mọi thành viên trong gia đình, khuyên dùng cho
trẻ em đang tuổi lớn, người già, người bệnh… rất phù hợp cho người ăn chay, ăn
kiêng, ăn giảm cân mà vẫn muốn giữ sức khỏe, đặc biệt tốt cho người bị đại
tràng và bệnh tiểu đường, phòng chống loãng xương, viêm khớp. Gạo lứt rang được
chế biến theo quy trình chuẩn thực dưỡng Ohsawa dễ tiêu hóa, tốt cho người yếu
bao tử, viêm loét bao tử, phòng ngừa bệnh trực tràng, tốt cho bệnh tim mạch,
huyết áp và thiếu máu.
Gạo lứt rang ăn liền
cũng rất phù hợp cho những bữa tiệc vui, hoặc dùng như đồ ăn nhẹ, một loại bỏng
nhiều dinh dưỡng mà ít calories dành cho dân văn phòng. Đây cũng là loại đồ ăn
được trẻ em yêu thích bởi vị giòn tan, có thể dùng cho các bé làm bữa ăn nhẹ,
ăn sáng, hoặc làm bữa bổ sung dinh dưỡng.
Đối với chị em phụ
nữ, ăn gạo lứt giúp da đẹp, tóc bóng khỏe, ngăn ngừa lão hóa và ít lên cân. Cơ
thể con người chúng ta là một bản sao phản ánh những thứ chúng ta ăn. Nếu muốn
mắt sáng long lanh, da dẻ hồng hào, trẻ trung, mịn màng, điều tốt nhất là cung
cấp dinh dưỡng tốt. Gạo lứt nói chung và đặc biệt lớp cùi và phôi của gạo lứt
chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng làm tăng cường vẻ đẹp bao gồm C0Q10, các loại
vitamin E, vitamin nhóm B, Ca/biotin, các chất béo không bão hòa omega 3,6,9…,
GABA (gama amino butiric axit), squalence, giúp da sáng bóng, mịn màng, làm mờ
những nếp nhăn, xóa mờ thô nhám. Trong tinh chất gạo lứt chứa tới 120 chất
chống oxy hóa tự nhiên với tổng khả năng hấp thụ gốc tự do của oxy lên tới 240
TE/1g, cao gấp hơn 30 lần rau quả khác. Oryzanol là tổ hợp các chất chống oxy
hóa quí nhất và chỉ có duy nhất trong gạo lứt, có khả năng hấp phụ mạnh tia cực
tím và được dùng trong mỹ phẩm dưỡng da và làm kem chống nắng cho da. Các chất
chống oxy hóa tự nhiên này tác dụng đồng hoạt loại bỏ các gốc tự do thừa, loại
bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, bảo vệ hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa
của cơ thể.
Gạo lứt và tinh chất
của gạo lứt có một phổ rộng các chất dinh dưỡng làm giảm khả năng thèm ăn của
cơ thể nên giúp ta kiểm soát được cân nặng thông qua cơ chế điều hòa đường
huyết giảm độc tố của ruột và tăng cường chuyển hóa chất béo. Anpha lipoic acid
có nhiều trong tinh chất gạo lứt được gọi là antioxidant chuyển hóa vì nó tham
gia vào quá trình chuyển hóa hydratcarbon và chất béo, làm giảm mỡ dự trữ, giảm
béo thông qua sự tăng tự nhiên lượng glutation – một sản phẩm trung gian của
insulin và liprin (hormone điều hòa trọng lượng cơ thể và mỡ dự trữ). Gạo lứt
cũng rất giàu chất khoáng magiê tự nhiên có tác dụng bảo vệ chống lại triệu
chứng chuyển hóa và cải thiện quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Những người ăn
gạo lứt hoặc tinh chất gạo lứt có tác dụng chống béo phì do giảm nhu cầu nạp
năng lượng nhưng đặc biệt không cảm thấy mệt, cơ thể vẫn bình thường vì vẫn đầy
đủ chất dinh dưỡng. Chỉ cần ăn gạo lứt 6 lần mỗi tuần sẽ giúp phụ nữ tiền mãn
kinh giảm các triệu chứng cao huyết áp, cholesterol và các triệu chứng tim mạch
khác.
Gạo lứt rang ăn liền
là giống gạo quý, hạt to tròn màu đỏ hồng, được trồng trên nương vùng cao. Mỗi
năm chỉ có một mùa duy nhất từ tháng 04 đến tháng 10. Hạt giống được gieo xuống
lỗ, đợi khi mùa mưa đến thì hứng nước mưa tự nhiên. Cây lúa mọc lên to, khỏe
chịu sương gió và hút khí trời. Loại gạo này không dùng phân bón, thuốc trừ sâu
hay bất cứ loại hóa chất nào. Cây lúa luôn lên xanh tốt nhờ đất được nghỉ 6
tháng trước khi gieo trồng mùa mới, chống chịu mạnh mẽ với thời tiết thất
thường. Đồng bào dân tộc thường bón phân tự nhiên, mùn do đốt những gốc rạ từ
mùa thu hoạch trước hoặc từ lá cây rừng.
Gạo lứt rang ăn liền
cũng bổ sung nhiều dinh dưỡng thiết yếu: complex carbonhydrate, lipid, protid,
glucid, xơ- xeluloza, vitamin B1,B2,PP, Omega 3,6,9, các vi chất như canxi,
phosphore, sắt, mangan, magiê… Magie hay canxi giúp hệ xương phát triển. Một
lon gạo lứt mỗi ngày bổ sung 21% lượng magie cần thiết. Trong lớp vỏ cám bọc
ngoài hạt gạo lứt có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử
trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm
cholesterol. Ngoài ra còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc
tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol
xấu LDL…
Bản thân gạo lứt đã
nhiều dinh dưỡng hơn so với gạo xát trắng thông thường. Tuy nhiên, loại gạo đặc
biệt này còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nếu được ủ nảy mầm. Ngâm gạo lứt
trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh khoảng 22 giờ, các enzyme vốn “ngủ” sẽ được kích
thích hoạt động, cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng. Mầm gạo lứt chứa nhiều
chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn gạo lứt thông thường. Chúng cũng chứa nhiều
gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo
trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất
gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận, enzyme ngăn
chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ… so với
gạo thông thường. Gạo lứt nảy mầm còn sinh ra vị ngọt đậm hơn gạo lứt thông
thường vì các enzymes đã tác động và chuyển hóa glucose và protein trong hạt
gạo.
Hạt gạo lứt rang ăn
liền nảy mầm đúng độ, sẽ được chuyển sang quy trình rang thủ công từng nắm nhỏ
một cách công phu. Phải là rang trên bếp củi lửa to, hạt gạo mới có được mùi
thơm cháy cạnh nức lòng, hòa cùng mùi ngậy của vừng rang giúp kích thích vị
giác. Độ nóng của bếp củi giữ cho hạt gạo không bị mất đi dưỡng chất quý báu,
thường bị mất khi gạo bị sốc nhiệt làm giòn bằng các phương pháp khác. Sau
cùng, gạo rang được ủ trong một loại giấy đặc biệt để hạt gạo chín sâu vào lõi
rồi mới được đóng chai, xuất xưởng.
Để ăn gạo lứt, cần
nhai kỹ từ 120 tới 200 lần, để hạt gạo thơm giòn phản ứng với dịch vị tạo thành
vị ngọt tan ra trong miệng. Hoạt động này sẽ giúp tâm trí được nghỉ ngơi, giảm
stress lại, cũng trợ giúp dạ dày trong việc hấp thu tốt nhất các chất dinh
dưỡng vốn rất đa dạng trong gạo lứt.
1 nhận xét:
Cách rang gạo lứt dùng để ăn - Đây là món ăn chơi của người ăn toàn gạo lứt muối mè theo pháp dưỡng sinh để trị bịnh
ReplyCách rang gạo lứt dùng để ăn:
Nấu cơm gạo lứt chín bình thường.
Xới cơm ra mâm phơi khô.
Khi phơi cơm, phải trở cơm thường xuyên mới khô đều và cơm rang được dòn. Mỗi ngày phơi cơm, chiều mang vô, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương. Nhớ đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi và các con vật nhỏ không bám vào cơm.
Phơi cơm ba nắng gắt, đến nắng thứ ba, lấy gạo đang phơi còn nóng đổ vô chảo đang nóng để rang thì gạo lứt mới dòn và xốp.
Rang gạo lứt đến khi hạt gạo vừa vàng và thơm thì tắt lửa và đổ gạo đã rang vào một xoong sạch, đậy nắp liền, gạo sẽ thơm.
Đậy nắp khoảng 30 phút trở lên, khi sờ tay thấy gạo còn ấm, không phỏng tay, cho muối hầm vào (lượng muối hầm bao nhiêu cũng được), đậy nắp lại.
Khi gạo nguội hoàn toàn, đổ ra vợt rây, bỏ muối, lấy gạo.
Chú ý, nếu cho muối hầm vào gạo còn nóng thì gạo sẽ hút nhiều muối, không được. Nếu cho muối vào gạo đã nguội thì gạo sẽ không thấm được muối. Nếu răng yếu, có thể xay gạo rang thành bột rồi cho nước nóng vào để ăn; hoặc không xay thành bột thì có thể ăn bằng cách ngậm gạo lứt rang trong miệng cho mềm, rồi nhai cho đến thành nước, mới được nuốt.
Đăng nhận xét