Được bao bọc, làm giúp mọi việc có thể là nguyên nhân khiến bé bối
rối khi đi học và tiếp thu kém hơn các bạn. Hãy dạy con những điều tối thiểu
sau, bởi đó là hành trang tốt cho bé hòa nhập với điều kiện mới ở trường.
1. Tự viết tên mình
Đọc và viết
là 2 “nhiệm vụ” khó nhọc nhất khi bé đi học. Cách bắt đầu tốt nhất là dạy cho
bé biết viết tên mình. Những chiếc bút chì nhiều màu sẽ thu hút và làm bé thích
thú. Giờ bạn bắt đầu chỉ bé cách các chữ cái xếp thành tên, cho bé viết tên
bằng tất cả các màu chì.
2. Biết bảng chữ cái
Có rất nhiều
bài hát, và cả trò chơi nữa, có thể giúp bé học bảng chữ cái. Song công việc
không chỉ dừng lại ở việc bé thuộc lòng bảng chữ cái đâu, bé còn phải nhận được
mặt chữ nữa. Nhiều bé chưa phân biệt được “b” và “d”, song bố mẹ hãy kiên nhẫn.
3. Hát hoặc thuộc lòng bài
hát
Học các bài
hát đơn giản và giai điệu của chúng giúp bé phát triển các kỹ năng học hỏi.
Đừng ngại hát cho con nghe, trái lại, hãy hát thường xuyên nhé. Có thể bắt đầu
hát ngay khi bé còn trong bụng mẹ, vì thính giác là giác quan phát triển đầu
tiên của bé.
4. Biết chia sẻ và chờ đến
lượt
Bé biết cư xử
tốt với mọi người càng sớm càng tốt. Vì thế bạn có thể bắt đầu rèn luyện cho bé
bằng cách ngợi khen mỗi khi bé biết chia sẻ đồ chơi với những trẻ khác, như thế
khi đi học, bé sẽ không đánh nhau với các bạn để giành đồ chơi.
5. Dùng… máy vi tính!
Đúng vậy đấy.
Hãy cho bé làm quen với công nghệ, chỉ bé những kiến thức đơn giản như dùng
chuột chẳng hạn.
6. Nhạy cảm với cảm xúc của
người khác
Một đứa trẻ
ích kỷ sẽ không được yêu lắm đâu, bởi thế bạn hãy dạy cho con biết phân biệt
đúng, sai. Ngay từ tuổi nhỏ, bé nên được dạy rằng đánh một bạn nhỏ khác là việc
làm rất xấu.
7. Tự ăn và tự mặc đồ
Bố mẹ cho bé
ăn vì không muốn thức ăn rơi vãi, dây bẩn, bố mẹ mặc đồ cho bé vì như vậy sẽ
nhanh hơn. Nhưng ở lớp, các cô giáo không thể quan tâm tới bé đến mức ấy, bé sẽ
phải tự làm thôi. Bởi thế, tốt nhất bạn nên tập cho bé ở nhà.
8. Tham gia chơi với nhóm
bạn
Nhiều bé rất
nhút nhát, do đó, bạn hãy khơi dậy lòng tự tin ở bé, bằng cách cho bé tham gia
các hoạt động, đi dự tiệc, bất cứ đâu có nhiều trẻ con!
9. Biết “sáng tác” truyện
Đó có thể là
những câu chuyện chẳng có nghĩa gì cả, song sẽ giúp bé phát triển khả năng ngôn
ngữ và các kỹ năng giao tiếp. Hãy nghe truyện của bé trên đường bạn đưa bé đi
chơi, đi học, bạn sẽ ngạc nhiên rằng mình cũng thích “sáng tác” cùng bé đấy.
10. Tự hoàn thành công việc
Bé cần học
tính tự lập, hãy để bé tự làm mọi việc trong khả năng của mình. Nếu bé đang
“xây nhà” với đồ chơi Lego, đừng cố giúp bé hoàn thành “tác phẩm” hoặc gợi ý gì
cho bé. Vì nếu cần bạn giúp đỡ, bé sẽ chạy đến bên.
11. Biết trò chuyện những
chủ đề chung với cả nhà
Những khoảng
thời gian gia đình quây quần rất quan trọng, hãy cùng ăn tối với con càng nhiều
càng tốt. Rồi cả nhà có thể cùng xem một đĩa phim DVD và bàn luận về bộ phim
sau đó. Nếu bạn quá bận vào những ngày thường, cuối tuần hãy tụ tập ăn uống và
nhờ bé cùng chuẩn bị thức ăn.
12. Tập trung được lâu
Khi còn nhỏ,
bé chưa tập trung vào việc gì lâu được, song nếu việc này kéo dài ngay cả khi
bé đã lớn hơn, bé có thể sẽ gặp khó khăn khi đi học. Hãy cho bé làm những hoạt
động bé thích, ví dụ vẽ tranh, bé sẽ học được cách tập trung vào công việc.
13. Biết đếm và trả lời các
câu hỏi về số
Đặt 3 miếng
khoai tây lên đĩa, cho bé ăn một miếng rồi hỏi bé “còn lại bao nhiêu miếng
khoai tây?”. Hãy cố gắng tạo cơ hội cho bé đếm mọi lúc, mọi nơi, đếm cả những
bước chân đi đến siêu thị hay những hàng cây ở dọc hai bên đường.
14. Biết phân biệt quá khứ -
tương lai
Bạn có thể
giúp con hiểu được khái niệm “quá khứ” và “tương lai” từ tuổi nhỏ. Hãy hỏi xem
bé đã làm gì hôm qua và tuần tới bé trông đợi điều gì. Có thể hỏi bé đã ăn gì
bữa trưa nay. Cũng nên làm lịch cho bé và giúp bé viết thư cho ông già Noel, để
cầu xin những gì bé mong ước có được trong mùa Giáng Sinh tới.
15. Hỏi rất nhiều câu hỏi
Sẽ có một
giai đoạn bé không ngừng hỏi những câu hỏi “tại sao”, bạn đừng phớt lờ bé nhé,
hãy kiên nhẫn và thỏa mãn trí tò mò của bé. Và nếu bạn có thể hỏi lại con vài
câu hỏi, điều đó sẽ kích thích bé nghĩ về thế giới xung quanh.
16. Biết phân biệt nhóm
Hỏi bé những
câu hỏi về phân loại nhóm. Ví dụ: “Tại sao có vài cây trong số những cây này
trút lá?”, “Loại động vật nào ăn thịt còn loại nào thì không?”. Bé sẽ học được
về các nhóm, loại một cách tự nhiên đấy.
17. Biết chơi lắp hình
Chơi lắp ráp
hình rất tốt cho kỹ năng logic. Nếu bé đã mệt, hãy cất “công trình dang dở” của
bé vào hộp, bé sẽ làm tiếp vào một ngày khác.
18. Năng động
Nên đưa bé đi
công viên, đến khu vui chơi thiếu nhi thật nhiều.
19. Biết về thức ăn tốt và
không tốt cho sức khỏe
Hãy Nói cho
con biết về những loại thức ăn có lợi và có hại cho sức khỏe. Tập cho con một
chế độ ăn đa dạng với lượng phù hợp, vừa phải. Nếu bé biết rằng mình được phép
ăn kẹo, nhưng không phải là hàng ngày, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé chọn ăn cả
trái cây và rau nữa. Đừng quên cho bé tham gia nấu ăn cùng bạn.
20. Có óc tưởng tượng
Hãy chơi cùng
con, và đừng làm bé buồn khi bạn cười nhạo hoặc xem thường những ý tưởng “chập
mạch” của bé. Cứ để kệ bé tự rút ra những quy luật, rồi bạn sẽ thấy, bé lớn và
sáng tạo hơn nhiều.
21. Thích vẽ và làm thủ công
Hãy cho bé ra
ngoài chơi vẽ, chơi sáp nặn. Trò chơi này cho bé kỹ năng vận động cần thiết khi
học viết.
22. Yêu âm nhạc
Các loại nhạc
cụ rất có ích cho bé, chúng giúp bé phát triển tâm hồn và cả các kỹ năng về
không gian, lập luận và vận động.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét