Pages

Ngày "Tận thế" 21/12/2012 chúng tôi học PCCC

Sau buổi học vất vả mệt nhọc, các học viên thu hoạch được rất nhiều thông tin bổ ích







Mục “bạn có biết” hôm nay
Xin được trao đổi, trình bày bằng thơ
Kinh nghiệm từ trước tới giờ
Tôi tổng hợp lại, đang chờ bổ sung (1)
Sau nhiều vụ cháy nhà chung
Cư dân lo lắng, hãi hùng xiết bao
Nếu cháy thoát hiểm làm sao
Bởi họ sống ở độ cao “chọc trời”
Dưới đây mẹo nhỏ mách lời
Dùng để thoát hiểm những nơi cao tầng

Quen thang máy, phải biết rằng
Chiếc cầu thang bộ nó nằm ở đâu
Ghi nhớ nó ở trong đầu
Khi xảy ra cháy có cầu thoát thân

Chú ý quan sát rất cần
Phương tiện chữa cháy đặt gần lối đi
Hộp màu đỏ chứa những gì
Trụ nước, vòi cuộn nữa thì lăng tay
Chiếc vòi nằm đó suốt ngày
Nhưng khi thoát nạn thành “dây” an toàn

Đó là với lúc bình an
Giả định có cháy, ta làm như sau
Tâm lý quan trọng hàng đầu
Khuyên bạn đừng có lo sầu, hoang mang
Bình tĩnh chớ có vội vàng
Hô hoán, báo động rồi sang ngắt nguồn
Điện thoại cho đội trực luôn
Bình, cát, chăn, nước... dùng luôn sẵn mà

Không dập được hãy chạy ra
Đóng cửa phòng lại, chạy ra bên ngoài
Lối thoát đã được an bài
Theo đèn E – XÍT, nghe “đài” xuống lên
Mất điện theo hướng mũi tên
Màu xanh chỉ dẫn dưới nền “lối ra”

Bạn nhớ trong lúc thoát ra
Báo cho hàng xóm các nhà xung quanh
Để cho tất cả đồng hành
Thoát khỏi đám cháy thật nhanh xuống đường

Phải băng qua đốm lửa hồng
Áo chăn chất liệu cô tông nên dùng
Trước tiên nhúng ướt rồi trùm
Toàn thân cơ thể, đầu vùng tóc, tai

Điều tám cỏ vẻ hơi dài
Nhưng tôi tóm lại, một vài ý chung
Nhiều khói xuất hiện trong phòng
Nhớ khi thoát nạn, bạn khom người bò
Khói che, tay phải lần mò
Một bên tường để tìm, dò lối đi
Bò khom là bởi Ô xy
Tầm nhìn phía dưới ấy thì tốt hơn
Đi sát một phía của tường
Chắc chắn sẽ có một đường thoát ra
Dùng khăn tay hoặc mùi xoa
Thấm ướt bịt miệng, mũi là ngon ngay

Ảnh minh họa: Internet.

Ba điều tiếp nhắc bạn này
Gặp cửa đang đóng, mở ngay nhớ là
Trước mở cần phải kiểm tra
Nhiệt độ để tránh bỏng da. Thứ mười.

Đề phòng lửa tạt vào người
Khi mở tránh mặt, tránh người một bên
Nhắc nhỏ mở cửa bạn nên
Cúi sát người xuống sàn bên nền nhà

Tuyệt đối cấm mở cửa ra
Khi thấy nhiệt độ cửa là quá cao
Dập không được đóng cửa vào
Phía sau khói đuổi làm sao bây giờ

Trong phòng nếu bị khói lùa
Dùng vải, giẻ ướt dính vừa các khe
Băng dính cũng có thể nè
Dán chặt ngăn chặn khói len lỏi vào

Đang ở trong lúc cao trào
Lối thoát không có lùi vào ban công
Ở đó thường bố trí ông (ống)
Thoát hiểm, ròng rọc xe thang đang chờ

Từ đây bạn hãy gọi to
Dùng khăn, áo sáng báo cho mọi người
Khi chờ người cứu đến nơi
Phương tiện sẵn có tạm thời dùng đi
Kìm cắt ống thoát khó gì
Dây đai thoát nạn sợ chi không làm

Mười sáu tuyệt đối không làm
Không nên nhảy xuống thân tàn như tương
Chín chín phần trăm tử thương
Nếu ở tầng thấp, dưới đường nệm hơi
Thì có thể nhảy bạn ơi.
Đệm hơi giải pháp tạm thời mà thôi

Đến đây đã cuối cùng rồi
Điều thứ mười tám của tôi. Xin chào.
Hướng dẫn tôi đã đưa vào
Hi vọng bạn biết, không bao (bảo) phải dùng
Bà con sống ở khu chung
Cư an lạc nghiệp, cuối cùng tôi mong
Mỗi năm bỏ một ngày công
Tìm hiểu và biết cách phòng cháy nha!


CÔNG AN TỈNH NAM ĐỊNH
PHÒNG CẢNH SÁT PCCC&CNCH
BÀI KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIỆP VỤ PCCC NĂM 2012
Họ và tên:  
Năm sinh:  
Bộ phận công tác:                  
Hướng dẫn: Người làm bài lựa chọn một trong các đáp án a, b, c, d trên để trả lời, nếu đáp án nào cho là đúng thì khoanh tròn vào đáp án đã lựa chọn. VD: chọn đáp án đúng a -  (a)
NỘI DUNG
Câu 1: Các đối tượng được áp dụng trong Luật PCCC là?
a.       Cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
b.       Doanh nghiệp, hộ gia đình, và các công dân có tuổi từ 18 trở lên.
c.       Doanh nghiệp, tổ chức và các công dân có tuổi từ 18trở lên.
Câu 2: Lượng lượng nào sau đây được quy định là lực lượng PCCC nòng cốt ?
a. Lực lượng dân phòng.         
b. Lực lượng PCCC cơ sở.
c. Lục lượng Cảnh sát PCCC. 
d. Lực lượng PCCC chuyên ngành
Câu 3: Khi có đầy đủ các thành phần sau, ai là người chỉ huy chữa cháy trong mọi trường hợp ?
a. Chủ tịch UBND tỉnh nơi xảy ra cháy.
b. Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở.
c. Nguời đúng đầu cơ sở       
d. Trưởng phòng cảnh sát PCCC
Câu 4: Thực tập phương án chữa cháy được quy định như thế nào?
a. Định kỳ 2 năm một lần       
b. Một năm một lần
c. Không bắt buộc         
d. Ba năm một lần
Câu 5: Tại cơ sở, ai là người chịu trách nhiệm về các hoạt động PCCC?
a. Đội trưởng đội bảo vệ cơ sở.        
b. Người đứng đầu cơ quan tổ chức
c. Lực lượng Cảnh sát PCGC địa phương
d. Công an địa phương nơi cơ quan công tác.
Câu 6: Các yếu tố cần thiết cho sự cháy?
a. Chất cháy, nguồn nhiệt, nguồn oxy đầy đủ.
b. Chất cháy, nguồn nhiệt thích ứng, nguồn oxy đầy đủ.
c. Chất cháy, nguồn nhiệt, nguồn oxy tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Câu 7: Đặc trưng của sự cháy bao gồm các dấu hiệu bắt buộc nào?
a. Có phản ứng hoá học, phát sáng, toả nhiệt và có khói.
b. Có phản ứng hoá học, phát sáng và kèm theo toả nhiệt.
c. Có một trong các dấu hiệu trên.
Câu 8: Cháy xảy ra do tiếp xúc giữa nguồn nhiệt và chất cháy là do hiện tượng nào ?
a. Bức xạ nhiệt
b. Truyền nhiệt    
c. Đối lưu nhiệt
Câu 9: Đám cháy phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
a. Nhiệt độ đám cháy
b. Số lượng chất cháy
c. Vận tốc hoá hơi
Câu 10: Nhiệm vụ nào sau đây được ưu tiên trước?
a. Cắt điện để chữa cháy
b. Cứu người khi thấy người bị nạn  
c. Cứu tài sản có giá trị cao
Câu IX: Thiết bị phát hiện ra cháy nhờ sự thay đổi các thành phần có trong không khí là ?
c. Đầu báo khói
d. Đầu báo nhiệt  
c. Đầu báo tia chiếu
Câu 12: Phản ứng hoá học xảy ra cháy kèm theo tiếng nổ là hiện tượng gì?
b. Nổ hoá học
c. Nổ vật lý
Câu 13: Sử dụng dung dịch bọt hoá học để chữa cháy là áp dụng phương pháp chữa cháy ?
a. Phương pháp làm ngạt
b. Phương pháp cách ly
c. Phương pháp làm lạnh
Câu 14: Phương tiện nào dùng để chữa cháy thiết bị điện, điện tử an toàn và có hiệu quả?
a. Bình bột chữa cháy.
b. Bình khí để chữa cháy        
c. Bình bọt để chữa cháy.
Câu 15: Khoảng cách chữa cháy hiệu quả khi sử dụng bình bột chữa cháy MFZ4 là?
a. 2m - 3m
b. lm-3m    
c. 1.5m-2m
Câu 16: Bình bột chữa cháy nhãn hiệu MFZ4 sử dụng thành phần nào để chữa cháy?
a. Sử dụng bột để chữa cháy
b. Sử dụng khí để chữa cháy   
c. Sử dụng cả bột lẫn khí để chữa cháy.
Câu 17: Bình chữa cháy MFZ4 nhãn hiệu A,B,C có khả năng chữa cháy được các loại chất cháy nào?
a. Chất rắn 
b. Chất lỏng.
c. Chất khí 
d. Các loại chất cháy trên
Câu 18: Bảo quản phương tiện chữa cháy xách tay với nhiệt độ cho phép là?
a. Không quá 45°c
b. Không quá 50°c
c. Không quá 55 °c
Câu 19: Để duy trì sự cháy, nguồn oxy tham gia phản ứng cháy tối thiểu phải có là?
a. 14%       
b. 18%
c. 16%       
d. 15%
Câu 20: Thang máy có được dùng để thoát nạn khi có cháy không?
a. Không    
b. Có
c. Chỉ dùng khi có cháy
Câu 21: Phương tiện tham gia giao thông được ưu tiên số một là?
a. Xe hộ đê
b. Xe chữa cháy
c. Xe cứu thương
Câu 22: Nguồn điện sử dụng cho máy bơm chữa cháy lấy từ nguồn cấp nào?
a. Nguồn điện sản suất.
b. Nguồn điện riêng biệt
c. Nguồn điện sinh hoạt
Nam định, ngày 21 tháng 12 năm 2012
Ký, ghi rõ họ tên
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: