Pages

0

HƯỚNG DẪN GIEO HẠT

Các loại hạt giống khác nhau thì có sự khác biệt trong kỷ thuật gieo khác nhau, vì các chủng loại hạt quá đa dạng, Đỉnh Phong không có đủ tài liệu gieo trồng từng loại, nhưng khái quát thì nguyên tắc gieo hạt cơ bản như sau:


1. Chuẩn bị vật dụng - chất trồng:

-Chậu nhỏ (hoặc chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa) hoặc khay ươm nếu gieo số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên uơm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí đô ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng...

-Thuốc trừ nấm.

-Đất trồng: theo phản ảnh và kinh nghiệm thực tế của các nhà vườn, gieo hạt bằng hỗn hợp cám dừa + tro trấu (tỷ lệ 7:3. thậm chí 100% cám dừa) có kết quả tốt hơn gieo hạt bằng đất sạch. Tuy nhiên cám dừa cần ngâm xả nhiều lần cho hết chất tanin (màu vàng nâu) mới sử dụng được, tro trấu cũng nên ngâm xả nhiều lần để bớt muối.



2. Tiến hành gieo hạt:

-Chất trồng sau khi trộn đều, chúng ta cho vào chậu hoặc khay uơm.

-Tưới đẫm chất trồng.

-Phun thuốc trừ nấm lên mặt chất trồng (bước này rất quan trọng), tốt nhất phun liên tục 2-3 lần để thuốc thấm xuống sâu hơn.

-Ngâm hạt: đối với các loại hạt có vỏ mỏng (như cà, ớt...) có thể ngâm bằng nước ấm khoảng 5-8 tiếng. Đối với các loại hạt có vỏ dày (như các loại đậu, bầu, khổ qua...) thì nên ngâm bằng nước ấm (nguyên tắc pha nước 7 lạnh 3 nóng) ngâm 1 đêm cho vỏ hạt nở ra rồi hãy tiến hành gieo (cho nên bước này phải thực hiện có kế hoạch và làm trước các bước chuẩn bị)
-Ủ hạt: sau khi ngâm hạt, tiến hành ủ hạt (tùy loại hạt, có loại cần ủ vài tiếng, 1 hoặc nhiều ngày), cũng có loại hạt không cần ngâm ủ.

*Chú ý: Đối với các loại hạt khó nảy mầm như các loại huơng thảo, oải huơng thì khuyến khích sử dụng GA3, Atonik (chất kích thích nẩy mầm) để tăng tỷ lệ nẩy mầm (nhưng phải nắm rõ nồng độ và thời gian xử lý, nếu dùng quá liều có thể làm chết hạt).

-Gieo hạt: nguyên tắc gieo hạt là chôn hạt với độ sâu bằng 2-3 lần đường kính của hạt. Đối với các loại hạt rất nhỏ, thì chúng ta gieo trực tiếp trên mặt đất ẩm, sau đó phun suơng cho hạt bám vào chất trồng là được. Đối với hạt to hơn thì nên chôn sâu khoảng 1-2cm (chú ý ko nén đất quá chặt sau khi chôn hạt).

-Sau khi gieo hạt xong nên phun suơng lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau.

-Đặc biết đối với các hạt xứ lạnh, sau khi gieo hạt nên xử dụng màng thực phẩm, hay tấm kiếng đậy lại chậu hoặc khay uơm để tăng độ ẩm (đặt chậu nơi ít nắng), giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. Các loại hạt xứ nóng không cần thực hiện bước này.


3. Chăm sóc sau khi gieo hạt:

-Nhiệt độ: tùy loại mà hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm, tuy nhiên dao động từ khoảng 20-25oC thích hợp cho đại đa số hạt.

-Độ ẩm của đất trồng: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô. Bao lâu phun 1 lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt (nhiệt độ, sức gió...), vấn đề này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và quan sát thường xuyên.

-Đặt chậu hoặc khay uơm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng. Cũng có 1 số ít (rất ít) loại cần gieo hạt ở nơi râm mát.

-Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con đã lớn đến mức độ nào đó (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh...), chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng.

-Bón phân: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ trên bao bì hướng dẫn.

-Sâu bệnh: giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun ngừa thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng vi sinh) 1 tuần 1 lần. Ngoài ra cũng chú ý đất trồng không được để úng tránh cây bị thối.


Chúc mọi người thành công!
sieuthihatgiong.com
1

Bài thuốc dân gian "kỳ diệu" chữa bệnh GÚT

Ít ai ngờ rằng một phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả lại khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ làm, đó là dùng đậu xanh nấu thành thuốc để ăn.

Bệnh gút là loại bệnh lý được xếp vào hàng lâu đời nhất của loài người với "lịch sử" hơn 2000 năm và được coi là "bệnh của vua chúa", "bệnh nhà giàu" với nguyên nhân gây ra bệnh và chi phí điều trị đều rất tốn kém.

Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.
Ít ai ngờ rằng một phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả lại khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ làm, đó là dùng đậu xanh nấu thành thuốc để ăn.

Đây là bài thuốc dân gian của người dân tộc Sán Dìu đã được nhiều người áp dụng và phản hồi về hiệu quả cao của nó.

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Sở dĩ đậu xanh có thể chữa được bệnh gout do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric trong cơ thể gây ra bệnh gout .

Đậu xanh cũng có tác dụng kháng viêm cao, cung cấp đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có tác dụng giúp phòng ngừa và giảm viêm do gout gây ra một cách hiệu quả.

Khi chế biến các món từ đậu xanh có rất nhiều người có thói quen lọc và  bỏ vỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ các loại đậu đỗ mới thực sự có tác dụng chính trong việc giải độc. Vì thế, khi ăn, không nên bỏ vỏ.

Chữa khỏi GÚT nhờ bài thuốc dân gian cực dễ ai cũng có thể tự làm
Đậu xanh nguyên hạt hầm nhừ là bài thuốc giúp bạn thoát khỏi cơn hành hạ của bệnh gút.


Cách chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh:

Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.

Bài thuốc này thực sự rất đơn giản nhưng để có hiệu quả cần phải có sự kiên trì của người bệnh bởi đậu xanh ăn nhiều dễ ngán, nếu không thực sự quyết tâm khó có thể ăn đều đặn trong thời gian 30 ngày.

Lưu ý:


- Đậu xanh có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế trong quá trình điều trị cần theo dõi huyết áp chặt chẽ. Ngoại trừ những thực phẩm phải kiêng, nên ăn những thực phẩm khác để duy trì huyết áp.

- Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng.

- Uống nhiều nước trong ngày.

- Kiêng : Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

- Sau một thời gian dùng nên đi khám lại hoặc khám lại khi có dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng về sau.

- Cháo đậu xanh là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Vì vậy người khỏe mạnh cũng nên ăn thường xuyên có tác dụng giải độc cơ thể. Phụ nữ thường xuyên ăn cháo đậu xanh da sẽ rất đẹp.

theo Đại Lộ
1

Chữa bệnh trĩ bằng "thần dược" dễ kiếm đỡ hẳn bệnh sau 7 ngày

Thảo dược chữa bệnh trĩ có rất nhiều. Trong đó, thầu dầu tía rất được tin dùng để chữa khỏi bệnh trĩ.
Thầu dầu tía còn gọi là cây đu đủ tía, tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacae).
 hình cây thầu dầu tía

Thầu dầu tía có cây nhỏ cao tới 4-5m, vỏ có màu sắc khác nhau tùy thứ, các cành non đều có phấn trắng. Lá lớn, có chùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa, cuống dài.
Cụm hoa thầu dầu tía thường mọc ở ngọn hay ở nách lá, thành chùy, hoa được ở phía dưới, hoa cái ở trên, có nhiều lá phủ ngoài. Quả màu tím nhạt hay màu lục, gai mềm, chứa 3 hạt. Hạt có mồng lớn, bề mặt nhẵn, hình bầu dục màu nâu xám.

Hạt thầu dầu

Hạt thầu dầu có vị ngọt, cay, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc. Dầu của cây thầu dầu có tác dụng nhuận tràng thông tiện, tác dụng này khá nhanh không gây kích thích ống tiêu hóa.
Lá có vị ngọt, chống ngứa.
Rễ nhạt, hơi cay, tính bình có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh.
Các bộ phận của cây thầu dầu tía được sử dụng khá nhiều trong Đông y. Lá tươi của thầu dầu tía đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt.
Hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ. Thuốc có tác dụng tẩy nhẹ.
Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót trong ruột, chỉ làm ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn, không gây ảnh hưởng đến tiểu khung, bởi vậy được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai là rất tốt để chống táo bón mà không gây ra nguy hiểm gì.
Riêng đối với chữa trị bệnh trĩ, cả lá, hạt thầu dầu tía đều có tác dụng rất tốt. Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía, có những bài thuốc xem chừng hơi "kì dị" mà khoa học không lý giải được nhưng thực tế lại chứng minh hiệu quả.
Nếu bị bệnh trĩ, bạn có thể thử áp dụng một trong những phương pháp sau:
- Thầu dầu tía 3,4 lá nhỏ hoặc 2 lá to, lá vông khoảng 3 lá.
Giã nát cả 2 loại lá trên bọc vào miếng vải mỏng, đắp vào hậu môn ngồi lên đúng 5 phút. Không ngồi lâu hơn 5 phút.
Làm liên tục ngày 1 lần trong vòng 1 tuần thì bệnh đỡ hẳn, sau 1 tháng thì khỏi bệnh.
- 9 hạt hầu dầu tía, 9 học trò nước (thứ cao cẳng hay chạy trên mặt nước).
Hai thứ giã nát, xào với dấm thanh cho nóng, vạch tóc ra, đắp  vào “nê hoàn cung” (tức huyệt Bá hội giữa đỉnh đầu). Bệnh nhân phải coi chừng, nếu trĩ rút lên thì phải gỡ bỏ thuốc đi, để lâu có hại, vì sức thuốc quá mạnh.
-  Lá thầu dầu, lá và hoa dừa cạn.
Các thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại.
Đồng thời cho uống bài thuốc: Dừa cạn 20g, Đảng sâm 16g, Cỏ mực 20g, Sài hồ 10g, Đương quy 12g, Cam thảo 12g, Trần bì 10g, Hoàng kỳ 12g, Thăng ma 10g, Bạch truật 16g.
Sắc 3 lần uống 3 lần, 1 thang/ngày,  liên tiếp 10 ngày liền. Uống tiếp đợt 2 sau khi nghỉ 3-4 ngày
-  Hạt thầu dầu tía giã nát đắp lên đầu.
Về phương pháp dùng thầu dầu tía đội lên đầu, các chuyên gia Đông y cũng công nhận rằng điều này có sự ghi nhận trong y văn chứ không phải là sự truyền miệng vô căn cứ.
Lương y Phó Hữu Đức, PCT Hội Đông y Hà Nội cho biết trên tờ Gia đình và Xã hội: “Thầu dầu là vị thuốc được sử dụng trong Đông y từ lâu. Hạt có vị ngọt, cay, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc.
Dầu nhân hạt (dầu Thầu dầu) có tác dụng nhuận tràng thông tiện.
Lá có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu thũng bạt độc, chống ngứa.
Rễ nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh. Trong dân gian có bài thuốc dùng lá thầu dầu tía giã nát đắp nên đầu để chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa mẹo, còn vẫn dùng thuốc là chính”.
theo Đại Lộ
1

Hướng dẫn gieo hạt sen

Hạt sen ko có miên trạng (thời kỳ ngủ nghỉ), chỉ cần nhiệt độ nước trên 16 độ C thì hạt sen đều sẽ nẩy mầm tốt. Khi gieo ở môi trường ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, từ lúc gieo đến lúc ra hoa chỉ 50-60 ngày (mùa xuân) hoặc 60-80 ngày (mùa thu).

Vì vỏ hạt sen dày, thông thường rất khó tự nẩy mầm, mà trước khi gieo phải xử lý trước, sau đây xin hướng dẫn cách xử lý hạt bằng hình ảnh để mọi người dễ hình dung hơn.

Xin chú ý, thoạt nhìn thì 2 đầu hạt sen đều nhọn, nhưng nếu nhìn kỷ, sẽ có 1 đầu có vết lõm vào nho nhỏ, đó chính là phần cần xử lý.



Có vài cách xử lý:
-mài trên nền đất nhám.
-dùng kèm để cắt.
-dùng dao bén để gọt.

Mục đích là để làm mỏng phần vỏ cứng, giúp nước thấm vào trong và dễ nhú chồi. Chú ý phải thao tác chậm, nhẹ tay, hoặc gọt từ từ từng lớp mỏng, tuyệt đối ko được tổn thương phần nhân.

Sau khi xử lý xong, ngâm nước.



-nhiệt độ nước nên duy trì ở mức 30 độ C (ko nên thấp hơn).
-mỗi ngày thay nước 2 lần (sáng và tối).
-nước phải ngập qua cả hạt.
-nếu nhiệt độ môi trường ở mức 30 độ C thì từ 3-7 ngày sẽ nẩy mầm.

Đây là hình ảnh hạt sau 5 ngày gieo



Xử lý lần 2



Để việc nẩy mầm được tốt hơn, chúng ta phải gọt đi 1 phần vỏ hạt nữa. Chỉ gọt thêm 1/3 phần vỏ của hạt là được, chú ý ko được gọt trúng phần nhân. Sau đó ngâm vào nước tiếp.

Đây là hình vỏ gọt bớt ra



Đây là hạt sau khi xử lý lần 2



Ngày thứ 7...



Từ ngày thứ 7 trở đi, chuyển qua chậu trồng. Nên sử dụng đất thịt giàu dinh dưỡng khoảng 40-50% chiều cao của chậu, sau đó cho nước vào, để lắng trong rồi cho hạt vào chậu, chú ý ko nén hạt xuống, chỉ đặt trên mặt, trồng ngoài nắng. Tốt nhất thì chậu khoảng 30cm trồng 1 hạt là vừa rồi, quá nhiều thì cây sẽ thiếu nắng.

Sau 14 ngày



Sau gần 1 tháng đã ra lá hoàn chỉnh thứ 1



vài sau vài ngày nữa, tèng teng...







Chờ ra hoa thôi! thả thêm vài con ếch vào là y hệt cái vườn sen 

Chúc các bạn thành công
sieuthihatgiong.com
0

em đi chơi Royal City (30/4/2015)






0

Bác Hoa + bác Hậu ra chơi sau 30 năm xa cách




0

em về quê thanh minh (5/4/2015)






0

Em đi Đền Hùng (29/4/2015)

 Hành lễ


 Gia đình nhà em đó



 Chim ưng với em ai chảnh hơn ai?
 ẩm thực tại KHU DU LỊCH SINH THÁI ĐỀN HÙNG BUDAPEST
 Thăm đền thờ Lạc Long Quân


0

Em đi Ao vua với gia đình (28/4/2015)

 Nhà bác Xuân Hiểu em đó

 em chơi công viên nước Ao Vua


 Con đà điểu này cũng máu chụp hình gớm





 em là dân tộc nào thế nhỉ?




 Bác Hà nhà em cũng chảnh quá đi







 Mấy anh em đi qua phà Đá Chông - chỉ còn vài tháng thôi phà này sẽ ngừng hoạt động.


Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: