Mì ăn liền (hay còn gọi là mì tôm) được xem là phát minh của thời đại
công nghiệp và đã len lỏi khá sâu vào đời sống con người. Tuy nhiên, theo các
chuyên gia dinh dưỡng, nếu lạm dụng nhóm thực phẩm sẽ không có lợi cho sức khỏe...
Tiện nhưng không tốt
Ở Việt Nam hiện nay, mì ăn liền
là một trong những mặt hàng quen thuộc, có thị trường khá rộng lớn. Tại các
siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của các doanh
nghiệp như Vina Acecook, Asia Food, Vi Fon, Uni-President, Massan, Miliket...
đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Đó là chưa
kể, hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú
cho thị trường mì gói cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả. Giá của mỗi loại mì ăn
liền cũng khác nhau, có loại bình dân giá khoảng 1.500 - 2.000 đồng /gói; loại
trung bình được bán với mức giá 2.500 - 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá
5.000 - 10.000 đồng /gói.
PGS.TS Phan Thị Sửu, GĐ Trung
tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm Hội khoa học An toàn thực phẩm Việt Nam
cho biết: "Mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (Shortening), ít
chất xơ. Đáng chú ý là trong mì ăn liền có thành phần chất béo chiếm từ 15 -
20% - một lượng tương đối lớn và chủ yếu là dạng axít béo no (chất béo bão hòa)
". Đặc biệt, TS. Sửu nhấn mạnh: "Trong quá trình sản suất mì ăn liền
được chiên trong dầu Shortening ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị oxy hóa và nếu dầu
dùng để chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ có khả năng tạo ra các chất béo dạng
Trans Fat, một loại chất làm tăng cholesterol xấu và đồng thời làm giảm
cholesterol tốt, gây xơ vữa động mạch, làm giảm sự lưu thông máu. Theo tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), Trans Fat có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim
mạch. Ngoài ra, khi xâm nhập cơ thể, chất béo này tạo ra những mảng mỡ bám vào
thành mạch máu, dần bịt kín mạch máu, hậu quả là làm cho máu không lưu thông
được, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ".
PGS. TS Phan Thị Sửu đưa ra một
minh chứng: "Theo các chuyên gia tại Viện dinh dưỡng Nga, thường xuyên sử
dụng các loại sản phẩm ăn liền sẽ hại đến gan, tuyến tụy và gây chứng viêm dạ
dày. Ngoài ra, mì ăn liền còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây ra tình
trạng thiếu vitamin và khoáng chất, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo rằng,
không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì mì ăn liền chỉ
cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ Vitamin hay Protein cho cơ thể".
Nhập nhằng công bố thành phần
Theo số liệu thống kê gần đây
cho thấy, Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt
khoảng 5 tỷ gói /năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15-20%. Mặt tốt
của mì ăn liền là rẻ tiền, tiện dụng, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian chính
vì vậy mà mì ăn liền là thức ăn quen thuộc với mọi người, nhất là những người
sống độc thân hoặc người thường xuyên bận rộn với công việc.
PGS.TS Phan Thị Sửu
Tuy nhiên, vấn đề được nhiều
chuyên gia dinh dưỡng lo ngại hiện là việc các nhà sản xuất ghi thành phần các
chất trên bao bì rất mập mờ, thậm chí có những chất còn không được ghi vào bao
bì sản phẩm. Theo ông Nguyễn Đức Như, PCT Hội Dinh dưỡng TP. HCM, "trên
thế giới các nhà sản xuất phải cam kết không dùng dầu chiên chứa Trans Fat và
ghi rõ sản phẩm không chứa chất béo độc hại này trên bao bì. Tại Đan Mạch, Anh,
Mỹ, Canada, từ năm 2003, Chính phủ những nước này đã ban hành luật cấm dùng các
loại dầu có chứa hàm lượng Trans Fat cao hoặc yêu cầu các công ty sản xuất thực
phẩm phải ghi rõ hàm lượng chất này trên bao bì. Nhưng tại Việt Nam, chưa có
bất cứ quy định nào của cơ quan quản lý thực phẩm về Trans Fat. Đây là một lỗ
hổng rất đáng lo ngại cho người tiêu dùng khi lợi ích kinh doanh của doanh
nghiệp và sức khởe của người tiêu dùng luôn ở hai thế đối lập".
Chia sẻ thêm về những lo lắng
khi sử dụng mì ăn liền, ông Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học, Công
nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Để chế biến dầu mỡ lỏng
thành dạng đặc và chống được hiện tượng ôi khét dầu mỡ, người ta đã biến chất
béo không no thành chất béo bão hòa và chất béo dạng Trans Fat. Chất béo dạng
Trans Fat được tìm thấy trong margarin, shortening dùng trong việc trộn xà
lách, mì gói, kể cả thức ăn nhanh được chiên với dầu ăn như: khoai tây chiên,
gà rán, chuối chiên, cá viên chiên, tôm viên chiên, Đó chính là vấn đề mà người
tiêu dùng cần phải xem xét khi dùng mì ăn liền". ông Thịnh đặc biệt lo
lắng khi đưa ra con số: "Viện nghiên cứu Inserm và Gustave Roustry (Pháp)
nghiên cứu trên 25.000 phụ nữ đã chứng minh: nguy cơ ung thư vú tăng gần gấp 2
ở phụ nữ có tỷ lệ axit béo Trans Fat trong máu cao nhất (so với phụ nữ có tỷ lệ
này thấp nhất).
Trần Quyết
Đã đến lúc phải cảnh báo
Trước đây, gạo là một loại thực
phẩm chính của chúng ta, nhưng nay đã giảm đi với xu thế mới là các loại thực
phẩm chế biến sẵn như: Mì ăn liền, bánh mì,... Việc thay thế này cũng đến lúc
phải cảnh báo, bởi những thực phẩm như mì ăn liền chỉ có thể không tốt cho sức
khỏe nếu quá lạm dụng. Theo tính toán, hiện tại, ở thành phố trung bình một
người dùng đến 3g mì ăn liền /ngày, cũng là một con số đáng lo ngại. Ngoài
những thành phần chất béo không được ghi rõ trên các bao bì sản phẩm thì lượng
Natri (muối) cũng phải tính đến. Theo nghiên cứu của chúng tôi, trung bình một
người chỉ nên dùng lượng chất béo dưới 20%/ngày và 6g muối. Nhưng nhà sản xuất
không ghi rõ, hàm lượng bao nhiêu thì rất đáng lo ngại. Việc sử dụng nhiều hay
ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những căn bệnh như: thận, tim mạch, huyết áp của
con người.
PGS.TS. Lê Bạch Mai - Phó Viện
trưởng Viện Dinh dưỡng.
1 nhận xét:
Mì gói ăn liền có những tai hại như sau:
Reply-thiếu dinh dưỡng
Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất … mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.-nguy cơ bị bệnh tim mạch
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Tiện lợi và ngon miệng, mì ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…
-nguy cơ bị hư thận, hại xương
Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận. Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
-nguy cơ bị ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.
Cách nấu mì gói đúng cách:
1 - Luộc mì trong nồi nước sôi.
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi.
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa.
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào.
5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.
Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể.
Đăng nhận xét