Hoạch
định chiến lược kinh doanh hiệu quả
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả
kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của mọi
tổ chức. Một doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường thay đổi gồm những thay
đổi trong: Công nghệ, các giá trị xã hội, tập quán tiêu dùng, các điều kiện
kinh tế, các chính sách và thậm chí trong các chuẩn mực về ô nhiễm môi trường
thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn.
Bài viết này trình bày lý do và
quá trình hoạch định chiến lược, bí quyết lập kế hoạch hành động hiệu quả trong
hoạch định chiến lược kinh doanh, Kế hoạch thực hiện chiến lược kinh doanh, Những
nguyên nhân thất bại thường gặp khi thực hiện chiến lược.
Tại
sao phải hoạch định chiến lược kinh doanh?
Các nhà lãnh đạo cao cấp và các
nhà nghiên cứu có thể đưa ra những lý do tại sao các doanh nghiệp và các cơ
quan khác nên tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh. Một trong những lý do
chính mà Glueck đưa ra là:
·
Điều
kiện của hầu hết công việc kinh doanh thay đổi quá nhanh mà hoạch định chiến lược
chỉ là một cách để đối lại những khó khăn và cơ hội trong tương lai.
·
Hoạch
định chiến lược cung cấp cho mọi thành viên của doanh nghiệp những mục tiêu và
phương hướng cụ thể của doanh nghiệp trong tương lai.
·
Hoạch
định chiến lược như là một cơ sở để điều khiển và đánh giá việc quản lý.
·
Các
tổ chức và cá nhân có hoạch định chiến lược sẽ thành công và đạt hiệu quả hơn
là không hoạch định.
Quá
trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Quá trình hoạch định chiến lược
kinh doanh gồm 5 bước: Thiết lập mục tiêu, đánh giá vị trí hiện tại, xây dựng
chiến lược, chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược, đánh giá và điều chỉnh kế
hoạch:
Bước
1: Thiết lập mục tiêu của công ty.
Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục
đích mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang
tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được.
Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu,
lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.
Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục
tiêu là:
·
Nguyện
vọng của cổ đông
·
Khả
năng tài chính
·
Cơ
hội
Bước
2: Đánh giá vị trí hiện tại.
Có hai lĩnh vực cần đánh giá: Đánh
giá môi trường kinh doanh và đánh giá nội lực:
·
Đánh
giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu
tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến
lược của công ty. Đánh giá môi trường kinh doanh gồm một sô các yếu tố như: Kinh
tế, các sự kiện chính trị, công nghệ, áp lực thị trường, quan hệ và xã hội.
·
Đánh
giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt
sau: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển
(R & D).
Bước
3: Xây dựng chiến lược.
Sau khi hoàn thành bước đánh giá,
nhà hoạch định sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn. Để có được lựa chọn, cần cân
nhắc các biến nội lực cũng như các biến khách quan. Sự lựa chọn thông thường là
rõ ràng từ tất cả những thông tin có liên quan trong các phần đánh giá của quá
trình hoạch định. Tuy nhiên, để có được sự lựa chọn, mỗi dự án phải được xem
xét theo các phần chi phí, sử dụng các nguồn lực khan hiếm, thời gian - tiến độ
và liên quan tới khả năng chi trả.
Bước
4: Chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch chiến lược.
Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch
chiến lược gồm hai quá trình khác nhau nhưng lại liên quan với nhau: Giai đoạn
tổ chức và giai đoạn chính sách.
Giai đoạn tổ chức: Là quá trình
thực hiện gồm: việc tổ chức con người và các nguồn lực để củng cố sự lựa chọn.
Giai đoạn chính sách: Là việc
phát triển các chính sách có tính chất chức năng để củng cố, chi tiết hơn chiến
lược đã chọn.
Bước
5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Ở giai đoạn này của quá trình hoạch
định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý cao cấp xác định xem liệu lựa chọn
chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh
nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ
sung thêm vê quy mô.
Những bí quyết lập kế hoạch hành
động hiệu quả trong hoạch định chiến lược kinh doanh.
Để hoạch định chiến lược hoạch
kinh doanh hiệu quả, ngoài việc nắm bắt quy trình hoạch định chiến lược, nhà quản
trị cần đến những bí quyết lập kế hoạch hành động sau:
·
Kế hoạch đơn giản: Một kế hoạch
quá phức tạp sẽ gây nhầm lẫn và nản chí. Vì thế nếu sơ đồ hoạt động của bạn phức
tạp, rắc rối thì hãy điều chỉnh để kế hoạch trở nên đơn giản và chặt chẽ.
·
Tổ chức kế hoạch
hành động khả thi:
Những kế hoạch quá tham vọng thường đi đến thất bại. Mọi người sẽ nhìn vào đó
và nói: "Chúng at chẳng bao giờ thực hiện được kế hoạch này". Kế hoạch
xem như bị đánh bại ngay từ đầu. Vì thế hãy xây dựng một kế hoạch hành động có
thể quản lý và thực hiện được.
·
Xác định rõ vai
trò và trách nhiệm:
Cũng như bất kỳ nỗ lực nào, một kế hoạch hành động cũng nên xác định rõ các vai
trò và trách nhiệm. Mọi kết quả dự kiến nên là ý thức trách nhiệm của một hoặc
nhiều cá nhân. Những cá nhân này phải thừa nhận công khai việc họ chấp nhận vai
trò của mình. Điều này sẽ khiến họ làm việc có trách nhiệm hơn.
·
Kế hoạch linh hoạt: Các chiến lược
hiếm khi đi theo một phương hướng hoặc lịch trình đã định. Sẽ luôn xảy ra những
tình huống bất ngờ như đối thủ cạnh tranh phản công, khách hàng không hưởng ứng
như dự báo, những điều xấu đột nhiên xảy ra ...Vì vậy, một kế hoạch thực hiện
chiến lược tốt phải dễ điều chỉnh. Những tổ chức khóa chặt mình vào các lịch
trình, mục tiêu và sự kiện cứng nhắc cuối cùng sẽ thấy chính mình bị tách rời
khỏi một thế giới đầy biến động mà họ phải làm việc và tồn tại.
Kế
hoạch thực hiện chiến lược kinh doanh
Chiến lược không tự nó trở nên có
hiệu quả. Nó cần được chuyển thành các chính sách, có các biện pháp và kế hoạch
cụ thể để thực hiện chiến lược có hiệu quả. Cần phải có những quyết định giải
thích rõ ràng chọn chiến lược như thế nào để có hiệu quả và nó sẽ được kiểm
soát, điều khiển (đặc biêt khi rủi ro xảy ra) như thế nào.
Bất kỳ kế hoạch thực hiện chiến
lươc nào cũng đều chứa đựng nguy cơ phát sinh những điều ngoài dự kiến có khả
năng gây trì hoãn hay hủy hoại kế hoạch. Bạn nên triển khai các kế hoạch đối
phó sự cố bất ngờ cho những vấn đề tiềm ẩn này. Kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ
trả lời cho câu hỏi: "Nếu X xảy ra, chúng ta có thể phản ứng như thế nào để
vô hiệu hóa hay giảm thiểu thiệt hại?" Do đó, cần phải có một chiến lược
thay thế nhanh, sẵn sàng đáp ứng những thay đổi mà một số trong đó có thể dự
báo được.
Kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ
chuẩn bị cho mọi người cách thức giải quyết những tình huống bất lợi. Khi khủng
hoảng xảy ra, các nhà quản lý và nhân viên không phải bỏ ra thời gian hay ngân
quỹ để đối phó với tình hình mới này.
Những
nguyên nhân thất bại thường gặp khi thực hiện chiến lược
Ngay cả những kế hoach chiến lược
kinh doanh được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cũng có thể đi chệch hướng. Nhà hoạch định
chiến lược cần biết các nguyên nhân làm chệch hướng trước khi bắt tay vào hành
động để tránh hoặc giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra sau:
·
Mở rộng kế hoạch: Trong suốt quá
trình thực hiện các kế hoạch hành động một dự án có thể gia tăng về quy mô. Sự
gia tăng này làm tiêu hao nguồn lực đã định để thực hiện kế hoach ban đầu. Do
đó, itến độ thực hiện kế hoạch ban đầu có thể bị chậm lại, làm ảnh hưởng đến
quá trình hoạt động kinh doanh.
·
Cắt giảm kế hoạch: Trong quá trình
thực hiện, một kế hoạch có thể bị cắt giảm nhằm mục đích giảm chi phí hoặc tăng
tốc quy trình thực hiện. Dù những biện pháp như thế có thể tiết kiệm thời gian
và tiền bạc, song chúng cũng có thể khiến cho một kế hoạch hành động không đạt
được các mục tiêu đã định ban đầu.
·
Thiếu nguồn lực: Có thể nhân
viên không đủ thời gian để thực hiện các sáng kiến chiến lược vì phải thực hiện
những nhiệm vụ thông thường của họ. Đây có thể là kết quả của việc ước tính nguồn
lực không chính xác, tăng quy mô dự án hay các ưu tiên cạnh tranh. Dù nguyên
nhân là gì đi nữa thì vẫn tồn tại một thực tế: nếu mọi người phải đảm đương quá
nhiều việc, nguồn lực sẽ bị hạn chế.
·
Thất bại trong
phối hợp liên kết:
Nhóm mà phòng ban cần hợp tác hay chuyển giao công việc có thể thay đổi kế hoạch
vì thế không đáp ứng được các nghĩa vụ mà họ thực hiện cho bạn. Trong nhiều trường
hợp, điều này xảy ra vì trưởng nhóm không thể tùy ý sử dụng các nguồn lực cần
thiết hoặc có các ưu tiên khác. Cũng có khi sự phối hợp liên kết bị bỏ sót
trong giai đoạn lập kế hoạch hành động.
·
Có sự chống đối
thay đổi:
Một chiến lược mới sẽ tạo ra nhiều thay đổi về thế cạnh tranh của một công ty.
Nó cũng phá vỡ hiện trạng trong nội bộ tổ chức, tạo ra những người chống đối
thay đổi. Họ có thể nhận thấy thay đổi là một mối đe dọa cho sinh kế, bổng lộc,
những mối quan hệ xã hội nơi làm việc hay địa vị của họ trong tổ chức. Những
người khác biết rằng các kỹ năng chuyên môn của họ có thể được đánh giá không
đúng giá trị. Bất cứ khi nào con người nhận thấy mình là kẻ thua cuộc trong một
quá trình thay đổi, họ đều muốn kháng cự. Sự kháng cự có thể thụ động, dưới
hình thức không tận tâm với mục tiêu và quy trình để đạt được mục tiêu đó; hoặc
chủ động dưới hình thức chống đối hay phá hoại trực tiếp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét