Pages

KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ KHỎI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

A.Các tình huống nguy hiểm ở trong nhà
1.Toalet:
+ Trẻ bị ngã, va đập dẫn đến chấn thương do sàn nhà trơn trượt
+ Bị điện giật do rò rỉ điện từ máy nóng lạnh
Cách bảo vệ:
+ Giữ cho sàn nhà luôn khô ráo.
+ Sử dụng gạch lát có độ nhám để giảm ma sát hoặc sử dụng thảm nhựa dùng cho toilet
+ Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện trong nhà tắm

2.Nhà bếp:
+ Rò rỉ ga gây cháy nổ
+ Bị thương, hoặc bị bỏng do dao dĩa nhọn, hộp quẹt…
Cách bảo vệ +Tuyệt đối không để trẻ dưới 3 tuổi vào bếp
+Trẻ trên 3 tuổi vào bếp cần có sự giám sát của người lớn.
+Đối với trẻ từ 6 tuổi, cần hướng dẫn trẻ cách cầm và sử dụng dao kéo. Việc cho trẻ trải nghiệm thực tế (bị đứt tay, bị nóng…) cũng được chuyên gia đánh giá là việc nên làm.

B. Các tình huống nguy hiểm ngoài đường phố
+Tai nạn xe cộ
+Đi lạc tại những khu vực đông người
Cách bảo vệ:
+Hạn chế cho trẻ chơi đùa ở khu vực có nhiều xe cộ lưu thông
+Hướng dẫn trẻ biết quan sát xung quanh khi qua đường
+ Dạy trẻ nhớ hoặc chuẩn bị sẵn mảnh giấy có ghi tên và số điện thoại của bố mẹ để trong túi quần, túi áo trẻ mỗi khi đi tới khu vực đông người
+ Dạy trẻ không tò mò, xúm lại xem mỗi khi gặp đám đông ngoài đường.

C. Tình huống nguy hiểm trong trường học
+ Bị bạn bắt nạt, khống chế, sai khiến

Cách bảo vệ:
+ Hướng dẫn trẻ cảnh báo bạn đó là hành vi xấu và nhờ cô giáo giúp đỡ
+ Nếu việc mách cô giáo không hiệu quả thì trẻ phải tâm sự với bố mẹ để bố mẹ nói chuyện với bố mẹ của bé hay gây sự.
+ Dặn trẻ (rủ thêm các bạn khác nếu có thể) không chơi với bé hay gây gổ nếu việc nói chuyện với bố mẹ bé hay gây gổ đó thất bại.
+Không dạy trẻ đối xử lại với bạn bằng bạo lực (đánh trả).
+Nêm cho trẻ 6,7 tuổi tiền tiêu vặt ( 1 ngàn, 2 ngàn) để tránh trường hợp trẻ bị bạn có tiền sai khiến.
Lưu ý: Hướng dẫn trẻ trò chuyện, tâm sự và chia sẻ với người lớn (thầy cô giáo, bố mẹ) trong trường hợp trẻ không thể tự giải quyết vấn đề được coi là một kỹ năng quan trọng để trẻ tự bảo vệ mình tại trường học.

D.Đối phó với các tình huống khác:
1.Tiếp xúc với người lạ:
+Không nghe theo và đi theo sự lôi kéo của người không quen biết.
+Không cho phép người lạ đụng chạm, ôm ấp.
+Dạy trẻ về những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể mà không ai được phép đụng chạm, sờ mó (trừ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình)

2.Nhà có khách lạ trong khi bố mẹ vắng nhà:
+Hỏi tên khách và hỏi xem khách cần gặp bố hay mẹ.
+ Hỏi xem khách có biết tên của bố mẹ
+ Hướng dẫn trẻ nói khách chờ bố mẹ ở ngoài và điện thoại báo cho bố mẹ.

3.Xử lý các sự cố khẩn cấp tại nhà:
+ Dạy trẻ nhớ hoặc ghi lại các số điện thoại khẩn cấp (113, 115…) để tại nơi dễ nhìn để sử dụng khi cần thiết

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: