Pages

Những hiểu lầm về tỏi mà người sành ăn cũng ít biết

Tỏi nghiền nát sẽ thơm và cay nhất 

toi-nghien-nat-hoac-bam-nho-se-thom-va-cay-nhat
 Theo nguyên tắc vật lý, cái gì được nghiền nát hoặc bằm nhỏ đều có nhiều bề mặt tiếp xúc hơn để nguyên khối. Khi được nghiền nát hoặc bằm nhỏ, tỏi sẽ tiếp xúc với món ăn nhiều hơn, nhờ thế truyền được nhiều vị cay nồng và hương thơm đặc trưng cho món ăn.
Đặc biệt, khi được nghiền nát, tỏi sẽ giải phóng được nhiều tinh dầu và enzyme hơn, kích hoạt nhiều allicin, một chất kháng sinh chống lại các virus gây bệnh.
Trang Cooking.stackexchange khuyên, tốt nhất bạn nên nghiền nát rồi băm nhỏ để được thưởng thức tối đa hương thơm và vị cay của tỏi. Tuy nhiên, nếu không muốn món ăn nhiều mùi tỏi quá, hoặc không muốn ăn tỏi, bạn nên để nguyên tép tỏi hoặc chỉ đập dập sơ để có thể dễ dàng gạt bỏ tỏi ra ngoài trong lúc ăn.

Nên cho tỏi bằm khi rau sắp chín và chuẩn bị tắt bếp
nen-cho-toi-bam-khi-rau-sap-chin-va-chun-bi-tat-bepTheo đầu bếp Lê Văn Cường (TP HCM), tỏi bằm nhỏ rất dễ cháy, nếu bạn cho tỏi bằm vào sớm, nguy cơ tỏi bị cháy là khá cao, khiến món ăn bị đắng. Nên cho tỏi bằm vào khi món ăn sắp chín, đảo sơ qua để tỏi cũng chín theo, tỏi sẽ bớt hăng và dậy mùi thơm nhất.
Các món rau xào theo ẩm thực miền Bắc thường cho tỏi bằm nhỏ. Tuy nhiên, các món xào theo phong cách ẩm thực miền Nam thường dùng tỏi nguyên tép hoặc giã sơ, hoặc tỏi phi thơm.
- Với tỏi không bằm nhỏ, nên cho vào chảo khi dầu bắt đầu sôi, xào sơ qua rồi cho rau vào xảo cùng, như thế tỏi sẽ chín, ăn sẽ ngọt và bớt hăng hơn.
- Nếu dùng tỏi phi thơm thì không xào chung rau với tỏi, mà phi thơm tỏi rồi để riêng, sau khi bày rau ra đĩa thì rắc tỏi lên trên, như thế tỏi sẽ không bị cháy.
Rau muống xào tỏi - Ảnh: Youtube

 Tỏi có tác dụng cao nhất khi ngâm giấm
toi-co-tac-dung-cao-nhat-khi-ngam-giamNhiều nghiên cứu cho thấy, tỏi có tác dụng phòng chống ung thư, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ... 
Trong môi trường axit nhẹ của giấm, công dụng của tỏi tăng gấp 4 lần so với tỏi sống.
Tỏi phi thơm bớt hăng nhưng nhiệt độ cao đã làm mất một số chất trong đó nên công dụng chữa bệnh là kém nhất.

  


Tỏi non khi ngâm giấm dễ bị chuyển màu xanh 
Việc tỏi ngâm giấm hay bị chuyển màu xanh theo đầu bếp Lê Văn Cường là điều bình thường. Nguyên nhân là do tỏi còn non. Tỏi này vẫn có thể ăn, nhưng khả năng hỗ trợ chữa bệnh cũng như hương vị thơm kém ngon.
Ngoài việc chọn tỏi già, muốn tỏi không xanh khi ngâm giấm, bạn nên bóc sạch vỏ, rửa sạch tỏi rồi cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 10 phút. Việc ngâm muối sẽ giúp tỏi giòn và trắng hơn. Sau khi ráo nước, cho tỏi vào lọ sạch, đổ giấm cho ngập. Đậy nắp lọ, chờ 7 - 10 ngày là ăn được.
 toi-non-khi-ngam-giam-de-bi-chuyen-mau-xanh
 
Tỏi có thể ăn bình thường với trứng
Nhiều người tin rằng tỏi không nên ăn với trứng vì có thể gây độc, nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng hai thực phẩm này kỵ nhau. 
Theo Steptohealth, ăn trứng với tỏi không nguy hiểm, một số người không ăn vì không thích hai vị đó kết hợp với nhau. Thực tế, rất nhiều công thức món ăn trên thế giới có hai nguyên liệu trứng và tỏi, ví dụ súp tỏi của người Tây Ban Nha thường có trứng chần. Bữa sáng truyền thống ở Philippines là cơm chiên với thịt lợn, trứng ốp la, thêm chút lạp xưởng hay xúc xích rán tỏi. 
Không nên ăn tỏi sống lúc đói
Theo Sổ tay y học, không nên ăn tỏi sống khi đói vì trong tỏi có chất allicin có tính chất như kháng sinh, sẽ gây kích ứng dạ dày. 
Không nên chọn tỏi Trung Quốc vì chứa nhiều chất khử trùng 
Theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Mỹ, 80% lượng tỏi bày bán trên toàn cầu có xuất xứ từ Trung Quốc. Hầu hết tỏi Trung Quốc đều đã bị tẩy trắng và phun thuốc khử trùng để chống nấm mốc và ngưng mọc mầm. Những chất này có hại cho hệ hô hấp và cơ quan thần kinh trung ương.
So với tỏi Việt Nam, tỏi Trung Quốc to hơn và đồng đều hơn. Nó có vỏ mỏng, trắng hơi ngả vàng, láng bóng, dễ bóc. Các tép tỏi to, trắng bóng. Tỏi Trung Quốc có vị hăng, the chứ không thơm.
Tỏi Việt Nam củ thường nhỏ, kích thước không đều, khi lột bỏ cuống, thấy các tép nhỏ và chụm lại. Tỏi Việt Nam khó bóc vỏ, có mùi thơm rất đặc trưng, ít cay nồng. Tỏi Lý Sơn củ nhỏ với vỏ màu trắng, còn tỏi Đà Lạt có vỏ ngoài màu tím nâu.
Nên để tỏi ở nhiệt phòng, nơi khô ráo, thoáng mát
Theo All Recipes, không nên để tỏi trong tủ lạnh vì sẽ khiến tỏi mất đi các chất dinh dưỡng có lợi. Hơi nước trong tủ lạnh cũng khiến tỏi dễ thối và mọc mầm.
Cũng không nên để tỏi trong túi nylon kín hơi, vì sẽ tạo điều kiện cho tỏi thối, mốc nhanh hơn do hơi ẩm và không khí không thoát được ra ngoài.
Nên để tỏi vào một cái hộp hoặc rổ có lót báo, hoặc túi giấy, túi lưới, không bọc kín, đặt ở chỗ tối và thoáng mát thì có thể giữ được cả tháng.  
Vỏ tỏi chứa nhiều chất chống ôxy hóa, tốt cho sức khỏe
Nhiều người không ăn vỏ tỏi vì thói quen không ăn vỏ các loại rau củ quả. Thực ra, vỏ tỏi hoàn toàn có thể ăn được và còn tốt cho sức khỏe. Theo All Recipes, vỏ tỏi không chứa tinh dầu tỏi nên không thơm nhưng đây lại là nơi chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa và bảo vệ tim mạch.  
Chỉ nên ăn khoảng 2 tép tỏi mỗi ngày
Mặc dù tỏi có nhiều công dụng nhưng không nên ăn quá nhiều. Theo Sổ tay y học, một người nếu thường xuyên ăn tỏi hàng ngày, chỉ nên ăn khoảng 2-3 tép mỗi ngày là đủ để tốt cho sức khỏe. Nếu bạn không ăn thường xuyên thì một ngày cũng không nên ăn quá 15g. Ăn nhiều tỏi quá cũng có thể gây dị ứng hoặc khó tiêu. 
Chỉ băm nhỏ nhưng không đập dập giúp tỏi nổi đều trên mặt nước
Đó là bí quyết pha nước chấm ớt tỏi của đầu bếp Lê Văn Cường.
Tỏi sau khi đập dập dễ ngấm nước nên sẽ nặng hơn, từ đó dễ bị chìm xuống đáy bát.
Chỉ băm nhỏ, tỏi sẽ không ngấm nước, lúc đó tỏi có khối lượng riêng nhẹ hơn nước chấm nên dễ nổi trên bề mặt bát. 
Nguồn: vnexpress.net

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: