I. Tư duy sáng tạo là gì?
1. Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức
thông thường:
Trước hết, các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải
suy nghĩ 5 phút
Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không mở được. Vậy làm thế
nào để uống được chai rượu nho này mà không cần đập vở chai, cũng không xoi qua
lỗ nút chai
Bạn có trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không?
Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng. Những cũng có người phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt vào bên trong. Thế nhưng cũng có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu thì phải mở nút chai ra. Nếu nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được rượu trong chai. Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình.
Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng. Những cũng có người phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt vào bên trong. Thế nhưng cũng có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu thì phải mở nút chai ra. Nếu nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được rượu trong chai. Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình.
Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên,
những hiểu biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng
có những lúc nó không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi
giải quyết một số vấn đề. Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ
con cũng làm được mà người lớn lại cảm thấy vô cùng khó khăn.
2. Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.
Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm
ngược lại cách nghĩ thông thường của khán giả. Thông thường, ai cũng nghĩ rằng,
muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo thì phải thò tay vào túi áo. Giả sử nhà ảo
thuật thò tay vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả tờ giấy bạc
ra thì rất dễ bị khán giả phát hiện
Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc
ra lúc thò tay vào túi lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc
khăn nhưng chỉ lấy chiếc khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả. Khán giả cũng
trố mắt để theo dõi chiếc khăn lấy từ túi ra có kèm theo vật gì không? Không
có. Khán giả có thể yên trí được rồi! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc
nhà ảo thuật trổ tài của mình, anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc khăn
vào và….thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ
không phải lúc lấy chiếc khăn ra. Từ đó ta thấy lường gạt hay ảo thuật đều làm
ngược lại với những suy nghĩ thông thường của con nguời. Đó cũng là chỗ yếu tâm
lý của chúng ta.
Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những ‘hiểu biết về kiến
thức thông thường’ hoặc “kinh nghiệm của qúa khứ”?. Tôi cho rằng chẳng qua là bộ
não của chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi. Suy nghĩ cũng làm cho con người
mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ ngơi. Nhất là gặp những trường
hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi bởi những kinh nghiệm sẵn có,
lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn các “tiết kiệm tư duy” để ứng phó với những
vấn đề đó. Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt. Đó chính
là nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo trong tư duy của con người. Để tránh sự
xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật hoặc một vấn đề
từ nhiều khía cạnh. Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sữ có
những cách giải quyết vấn đề hoặc những phát hiện bất ngờ.
3. Tạo điều kiện phát triển khả năng
sáng tạo
Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi. Những trong thời đại
tên lửa hiên nay, bất cứ ai cũng cần có những sáng tạo trong tư duy. Nhưng thực
tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng trong việc rèn luyện
tính sáng tạo tư duy của mình. Bởi lẽ họ cho rằng khả năng sáng tạo là bẩm
sinh. Không thể rèn luyện hoặc nhờ sự cố gắng mà có. Thực tế dù ở gia đình, nhà
trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo.
Nhất là tại các cơ quan làm việc. Đối với những suy nghĩ táo bạo của tuổi trẻ
thường bị phê bình là: “Quá non nớt! Quá ấu trĩ!”. Ở một xí nghiệp nào đó khi
có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình thường, đấy là bầu không khí
làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại tại một số nơi khi trưởng phòng xuất hiện
các tổ trưởng lập tức câm miệng như hến, nhân viên bỗng nhiên trở nên hiền như
con mèo con mới mang về. Ở những công ty đó, các nhân viên trẻ làm sao có khả
năng phát huy tính sáng tạo trong công tác của họ. Khả năng phát triển của công
ty sẽ bị hàn chế.
Giới hạn con người trong khuôn khổ lấy những hiểu biết về kiến thức
thông thường, những tập tục, những truyền thống, những ký ức để ràng buộc con
người sẽ không thể có sáng tạo trong tư duy và công tác.
II. Nâng cao khả năng sáng tạo:
Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện. Đó là:
1. Phương pháp đặt vấn đề:
Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một
bảng kê. Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được
kiểu xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy vậy,
cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp nạy vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn
chế tính sáng tạo.
2. Phương pháp liên tưởng đôi
Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn
đề, giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm
mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên tưởng tới một sản phẩm hoàn toàn
không liên quan đến nó – máy bay. Sau đó ta xem xét đặc tính, công dụng, trang
bị của máy bay. Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố đó với
sản phẩm về âm thanh nổi.
Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà
còn rèn luyện tính sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
3. Phương pháp phân tích hình thái:
Ví dụ: Muốn làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét hình
dáng, kích thước, nguyên liệu của ly. Người ta lập một biểu đồ khối lập phương
để lựa chọn điều kiện tối ưu. Có 48 trường hợp để lựa chọn, giúp chúng ta có những
dữ liệu để sáng chế một sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn cao.
Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hoá của bộ não nhưng đối với việc
rèn luyện tư duy lại không có hiệu quả bao nhiêu.
Theo kinh nghiệm những người có sức sáng tạo phong phú thường là những
người rất thích thú với các trò chơi về bộ não như: câu đố, tiểu thuyết suy luận,
ảo thuật, truyện vui, tạp kỹ…. Trong đó câu đố là một hình thức không thể thiếu
được để rèn luyện trí óc của chúng ta. Nó bao gồm những tài liệu rèn luyện khả
năng trực giác, khả năng quan sát, khả năng phân tích, khả năng suy luận, khả
năng bền bỉ, khả năng sáng tạo của con người.
Sưu
tầm trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét