Pages

0

Chọn giá thể thích hợp cho từng loại lan

Sau khi mua được 1 cây lan rừng ưng ý, chúng ta cũng cần rất chú ý vào việc chọn giá thể thích hợp cho chúng! nếu chọn giá thể không thích hợp sẽ làm hoa lan từ khỏe đến đâu đi nữa cũng héo úa hoặc khó chăm sóc, lâu ra keiki...

Để chọn được giá thể thích hợp, chúng ta cần phần loại ra theo từng nhóm: lan đơn thân và đa thân.

I. Đối với hoa lan đơn thân, chúng ta cũng cần chia ra 2 nhóm : đơn thân thân lớn và đơn thân thân nhỏ.

1. Hoa lan đơn thân thân lớn bao gồm: các loại Ryth. (ngọc điểm, cáo, chồn), các loại Aerides. (giáng hương, quế) và 1 số loại Vanda...

Nguyên tắc đầu tiên với nhóm đơn thân thân lớn là chọn giá thể sau cho gốc và rễ được thoáng, ít ẩm, thoát nước nhanh.
Thường là chậu, gốc hoặc thân cây gỗ, một số nơi cũng dùng ghép vào các mảnh chậu đất bị vỡ (Bình cũng đang test thử cái này).
Tuyệt đối tránh ghép vào dớn miếng, dớn cây. Khi dùng chậu thì tránh dùng dừa miếng, vì độ ẩm cao, nấm mốc và không thông thoáng!
Ngoài ra anh em cũng cần lưu ý, nếu dùng chậu, chỉ nên dùng than với kích cỡ bằng 1/2 nắm đấm. Tránh dùng than có kích thước quá nhỏ.
Khi dùng chậu, cũng có thể dùng các loại sơ dừa sợi cắt nhỏ, thường bán sẵn tại các điểm bán cây cảnh (giá 4k/bịch). ưu điểm của loại này giúp giữ ẩm vừa đủ cho cây nhưng cũng đóng vai trò thoát nước cho cây!

2. Hoa lan đơn thân thân nhỏ: chỉ chiếm 1 số ít trong nhóm, ví dụ Ryth. có Hải Yến, Aerides. có hỏa hoàng, Vanda có uyên ương và 1 số loại khác!

Cũng là loại đơn thân nên nhóm này cũng cần thoáng gốc và rễ, nhưng vì cây nhỏ hơn và yếu hơn nên cần bóng mát và độ ẩm cao hơn, chính điều này là lý do giá thể đôi khi khác hơn 1 chút!
Loại này cũng chủ yếu dùng chậu và ghép vào thân gỗ.
Cũng tránh ghép vào dớn, trồng chậu thì tránh dừa miếng.
Khi ghép vào thân gỗ, chúng ta nên ghép thêm dớn mềm quanh gốc và rễ cũ! không cần ghép nhiều, chỉ đủ để tạo thêm ẩm cho cây.
khi ghép chậu, chúng ta có thể dùng than với kích cỡ bằng đầu ngón tay cái là vừa! Ngoài ra chúng ta cũng có thể để dớn rời trên bệ mặt để tạo độ ẩm cho cây!

II. Đối với hoa lan đa thân. Hầu hết là nhóm Denro - Lan Hoàng thảo.

Đây là nhóm mà có nhiều phân khúc cần phải chú ý nhất. Nhưng cũng dễ chọn giá thể nhất, vì hầu như giá thể nào cũng dùng được!
Bình chỉ nêu ra loại giá thể thích hợp nhất để chúng ta cùng thảo luận.
Trong nhóm này, Bình chia làm các phân khúc nhỏ sau: đa thân thân dài cứng, đa thân thân dài mềm, đa thân thân ngắn nhỏ, đa thân thân cỏ, địa lan và hài, Thủy tiên.

1. Hoa lan đa thân thân dài, cứng: phân khúc này gồm các loại đùi gà, phi điệp, kontum, vạch đỏ, báo hỷ, chân dài, sừng dài, sừng ngắn, long tu, thái bình...

Thường phân khúc này trồng chậu là đẹp nhất! cũng có nhiều người ghép dớn miếng và ghép cây.
Khi ghép dớn, chỉ cần cố định cây là đủ, nhưng trong nhóm này chỉ có long tu, phi điệp và đôi khi là đùi gà thân dẹp là ghép dớn, các loại còn lại đều dùng chậu.
Trong nhóm này, ít gặp dùng gỗ để ghép.
Khi dùng chậu, chú ý cố định cây trong chậu, tránh việc gió lay động cây.
Đối với trồng chậu, sử dụng than với kích cỡ bằng từ đầu ngón tay út đến ngón tay cái, không dùng than quá to, sau đó lót 1 lớp dớn mềm hoặc vỏ cây lên trên rồi đặt cây vào!

2. Hoa lan đa thân thân mềm: gồm chuỗi ngọc, phật bà, ý thảo, vôi, xoắn...

Giá thể thích hợp nhất cho nhóm này là dớn, cả dớn miếng và dớn cây đều được!
Ghép cố định là đủ!
Một số anh em cũng hay ghép vào bảng gỗ hoặc thớt gỗ vú sữa.
- Đa thân thân ngắn, nhỏ: thường là các loại lan ưa ẩm và khó trồng như kim điệp thơm, tiểu bạch hạc, đại bạch hạc, bạch hỏa hoàng, các loại Eria. (lan len), các loại nỉ lan...trong nhóm này cũng có các ngoại lệ dễ trồng như kim điệp thường, denro trường sơn...
Dựa theo đặt tính của nhóm mà chọn giá thể, tốt nhất nên kiếm chậu dớn hoặc chậu đất để trồng, tránh dùng chậu nhựa, nếu dùng chậu nhựa phải chọn loại chậu có độ thoáng cao!
Giá thể thích hợp là than + dớn mềm: chia ra 3 lớp từ dưới lên gồm ( than lớn bằng 1/2 nắm đấm, than nhỏ bằng đầu ngón cái, dớn mềm) chú ý không lót quá nhiều dớn mềm, chỉ trải 1 lớp mỏm thôi! để rễ con có độ ẩm nhưng nhanh chóng bám vào được than!
Hiện nay Bình đã thử nghiệm nhóm này ghép vào cây gỗ (tràm, gốc cafe) và các loại gỗ tạp (2 - 6k/kg, dùng để đun nấu) kết quả là cây có phát triển nhưng phải liên tục kiểm tra độ ẩm, vì rất mau mất độ ẩm! cây con và rễ mới chậm ra hơn dùng chậu!

3. Hoa lan đa thân thân cỏ: trúc mành, ngọc trúc và một số loại khác. Dạng thân nhỏ mảnh và mọc theo trùm.

Thực sự Bình cảnh báo anh em về trúc mành, cực kỳ khó trồng. Ngay cả dân pro cũng bị chết cây, nên dân thường càng phải chú ý.
Trúc mành chết rất nhanh nhưng khó phát hiện khi cây đang yếu đi.
Anh em chắc thắc mắc tại sao Bình đưa Ngọc trúc vào nhóm này, đơn giản Bình đánh giá về kích cỡ rễ, cách mọc, kích cỡ thân.
Đối với loại này, trúc mành thì thân rũ, ngọc trúc thân đứng nhưng độ ẩm của chúng giống nhau, rất cao (>80%), ánh sáng yếu.
Ngọc trúc nên dùng chậu, lót 1 lớp miếng sợi dừa (4k/bịch), sau đó đến dớn mềm, đặt cây lên trên, sau khi cố định cây thì rải 1 lớp đất trồng bonsai mỏng lên rễ.
Trúc mành, theo Bình thì ghép vào thân cây, cuốn thêm nhiều dớn mềm lên gốc để tạo độ ẩm! thường chọn cây có vỏ sần sùi và giữ nguyên vỏ cây! chỉ áp dụng khi trúc mành không còn nguyên bụi!
Nếu ghép Trúc mành lên thân cây, cây con sẽ dễ phát triển hơn dớn!
Nếu anh em có 1 bụi trúc mành, nhắc kỹ nhé 1 bụi cây!!! thì anh em nên ghép vào dớn miếng, nhưng treo ngang, không treo dọc miếng dớn, hạn chế việc thoát nước!

4. Đối với họ Kiều (Thủy tiên)

Anh em admin và mod thông cảm, vì có tình cảm đặc biệt loại này nên Bình hay tách nó ra riêng.
Thường thấy nhất là anh em dùng khúc gỗ để ghép thủy tiên, vừa tạo dáng vừa tạo điều kiện cho cây phát triển ra nhiều hướng.

Cũng dễ tách chiết hoặc trưng bày cho đẹp!

Một số người cũng dùng chậu, nhưng nếu dùng chậu, việc tách chiết rất khó và tốn nhiều thời gian.
Ít thấy anh em ghép thủy tiên vào dớn!

III. Địa lan, lan hài và các loại thanh đạm, lọng:

Nhóm này đễ trồng, hầu hết loại giá thể nào cũng được, miễn sao giữ được độ ẩm vừa phải (50 - 80%) để chỗ thoáng mát và hạn chế nắng từ 11 - 14h hàng ngày!
Còn nếu muốn có tính thẩm mỹ, thì tùy theo thế cây bạn có mà chọn!
Nguồn: Bài viết của bác Bình (nick ngocbich trên hoalancaycanh.com)
0

Lan Tam Bảo Sắc - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Lan Tam Bảo Sắc và cách chăm sóc
Phong lan Tam Bảo sắc với đặc tính sống khỏe, dễ chăm sóc, hoa có 3 màu: vàng, tím, trắng rất đẹp nên được giới chơi lan vô cùng ưa chuộng....
Lan Tam Bảo Sắc là một loại phong lan thuộc dòng Giáng hương. Nó có tên khoa học là: Aerides falcate.  Tam Bảo Sắc có đặc điểm riêng biệt, thể hiện ngay ở cái tên của nó, đó là hoa có 3 màu rất đẹp: vàng, trắng, tím. Chùm hoa dài từ 20 – 50 cm, rũ xuống với khoảng 15 đến 30 hoa. Hoa to đến 3cm. Hương hoa thơm mùi hoa hồng rất quyến rũ. Hoa Tam Bảo Sắc nở vào cuối tháng 4 – 5 dương lịch.
tam bao sac 41
hoa Tam Bảo Sắc 
Phong lan Tam Bảo Sắc có ưu điểm là sống khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc. Với những giò Tam Bảo Sắc đã thuần thì việc chăm sóc khá đơn giản. Chúng có đặc tính cần độ ẩm không khí cao nên cần phải tưới nước mỗi ngày. Trong đó tốt nhất là tưới vào lúc sáng sớm.
 tam bao sac 2 Giò Tam Bảo Sắc đã được ghép thuần

0

HOÀNG THẢO ĐÙI GÀ - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

HOÀNG THẢO ĐÙI GÀ - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 
Trong chi lan Hoàng thảo, Đùi Gà ( dendrobium nobile ) là loài khá dễ chăm, hoa biến thiên từ trắng, hồng cánh sen, tới tím nhạt rồi tím đậm, hương thơm quyến rũ và đặc biệt ra hoa vào dịp Tết nguyên đán nên là loài rất đáng sưu tầm . Dưới đây, mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trồng và chăm sóc loài này .
Kĩ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng thảo Đùi Gà
( Cơ bản dành cho những bạn mới chơi lan )
■ NHẬN DẠNG
Hoàng thảo Đùi Gà có 2 loài ( không kể đến 1 số loại đùi gà công nghiệp, lai tạo nhập từThailand ): Đùi Gà tròn và Đùi Gà dẹt (dendrobium linawianum)
● Đùi Gà tròn: thân tròn hoặc có dạng elip, có nhiều rãnh dọc thân, rất dễ nhầm với hoàng thảo xoắn và hoàng phi hạc. Tuy nhiên hoàng thảo xoắn thân to, cứng và dài, lá thuôn hơn , còn hoàng phi hạc thân dầy hơn và thường có màu vàng ngà . Cánh hoa Đùi Gà tròn dầy và hương cũng ngát hơn Đùi Gà dẹt .
● Đùi Gà dẹt : thân thường nhỏ, ngắn, có nhiều rãnh chạy dọc thân và dẹt. Đặc biệt thân rất ngúc ngoắc, người mới chơi đôi khi còn nhầm với hoàng thảo Chuỗi Ngọc. Cánh hoa thường có màu trắng, đầu cánh tím, họng tím sẫm, có 2 mắt nhỏ .
■ THỜI ĐIỂM GHÉP
Đùi gà nên ghép vào cuối đông, đầu xuân, khi cây đã xuống hết lá .
■ CHỌN CÂY GIỐNG
Chọn cây có nhiều thân hoa, vừa chơi hoa vừa có ki, xuống càng nhiều lá càng tốt. Thân già rất dễ nhận vì vẫn còn cuống hoa mùa trước. Tốt nhất là chọn bụi bóc nguyên giề. Ko có các dấu hiệu bệnh như thối, đốm, nấm.
■ XỬ LÝ CÂY TRƯỚC KHI GHÉP
Mua về mình thường treo ngược ở chỗ khô thoáng, mát 3 ngày không tưới. Sau 3-5 ngày, phun sương rất nhẹ, thoáng qua 2 ngày/lần. Từ 7-15 ngày sau thì ghép tùy vào lá trên cây còn nhiều hay ít. Trước khi ghép cắt bỏ hết phần rễ già, chỉ để lại phần rễ đủ để ghim vào giá thể, nếu trồng chậu thì cắt sát gốc luôn. Ghép treo chỗ thoáng mát, tránh mưa, nắng xối trực tiếp. 3 ngày không tưới, còn những ngày sau phun sương nhẹ vào gốc 5 - 7ngày/lần, tùy điều kiện môi trường .
■ CÁCH GHÉP
Mọi người xem ảnh cho dễ hình dung  nhé!
12509572 1539434899700801 5761201621569268101 n
Ghép chậu: cắt nhỏ miếng dớn kích thước 3×4cm đặt dưới cùng, trải than hoa lên trên, dớn cọng đập nhỏ hoặc xơ dừa trên cùng có thể phủ 1 lớp mỏng rêu giữ ẩm ( lưu ý không để rêu hoặc xơ dừa dưới cùng vì bịt đường thoát nước, gây thối rễ ). Đặt gốc nổi trên vật liêu trồng, dùng dây cố định thân gốc tránh dịch chuyển ảnh hưởng đến rễ .
ghep dui ga 2
Cắt mảnh nhỏ ống dẫn nước hoặc săm xe, dùng búa đóng ghim trực tiếp vào gỗ, tránh đóng vào thân và mắt ngủ .
ghep dui ga 3
Đùi gà cấy ki năm 1 đang nụ và mầm
dui ga ghep tren da
Đùi Gà ghép trên đá
■ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC
Đùi gà ưa khô, chịu nắng tốt 70 - 80%, sũng gốc là hay bị thối rễ . Nhiều người thuần cho chịu nắng 100%, nhưng mình vẫn để dưới 1 lớp lưới, tránh mưa xối trực tiếp vào cây.Tùy từng điều kiện của giàn lan nhà bạn và thời tiết mà tưới.
Thường tuần mình chỉ tưới 1-2 lần đủ để ướt giá thể . Trồng chậu thì tuần/1lần. Riêng đùi gà dẹt chịu nắng kém hơn 1 chút khoảng 50_60% .
Vào mùa cây xuống lá chuẩn bị ra hoa, giảm tưới, ngưng hẳn khi cây trút hết lá. Chỉ thỉnh thoảng phun sương rất nhẹ vào gốc. Phơi nắng càng nhiều càng tốt, việc này ảnh hưởng lớn đến số lượng cũng như chất lượng hoa .
NGOC Y NGUYEN (chia sẻ)

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: