Pages

0

Quan niệm về ngày xấu – tốt




1. Quan niệm về ngày xấu – tốt
Theo phong tục từ trước tới nay nhiều người thường kén ngày lành tháng tốt để xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, cất nóc, nhập trạch, khai trương, ăn hỏi, rước dâu, ký hợp đồng, hộ liệm, di quan, phá nấm, nhập phủ (hạ huyệt)v.v.Trước là trọn vẹn niềm tin về tâm linh, sau là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc. Do nhu cầu nhiều như thế nên thông tin, sách vở, tài liệu từ xưa tới nay có quá nhiều ( tồn tại rất nhiều mâu thuẫn), Nếu không phải người tinh thông có chuyên môn thì khó tìm được ngày giờ vừa ý (đa thư loạn mục).
2. Ngày nguyệt kỵ mùng 5, 14, 23
Trong 1 tháng luôn có 3 ngày cộng vào bằng 5
Ngày mùng 5
Ngày 14 gồm 1+4 = 5
Ngày 23 gồm 2+3 = 5
Các Cụ thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn”, xuất hành đi đâu cũng vất vả, khó được việc, “mùng 5, 14, 23 đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”
Phi tinh trong cửu cung bát quái : Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số cửu tinh thì Sao Ngũ hoàng ( thuộc trung cung ) được cho là xấu nhất, vận sao Ngũ hoàng bay tới đâu mang hoạ tới đó. Cứ theo phi tinh 9 cung lại quay trở về Ngũ hoàng :
Ngũ hoàng 5
5 + 9 = 14
14 + 9 = 23
Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói: “nen nét như rắn mùng 5”. Vào ngày mùng 5 /5 âm lịch rắn không ra khỏi Mà, tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn. Bởi vì thời gian đó phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và Vũ trụ không bình thường gây cho Rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài.
Còn có sách Cổ gọi là ngày Lý Nhan :
Niên niên nguyệt nguyệt tại nhân gian
Tùng cổ chí kim hữu văn tự
Khẩu khẩu tương truyền bất đẳng dấu
Vô sự vu tử chi xã tắc
Lý nhan nhập trạch táng 3 nam
Mùng 5 phạm ly tán gia trưởng
14 phùng chi thân tự chướng
23 hành thuyền lạc thuỷ lâm quan sự
Giai nhân Mộ khán nhị thập tam.
( Bất lợi kỵ cưới gả, đi xa )
3. Ngày Tam Nương sát
Tam nương nghĩa là gì?
Ngày tam nương (tam nương nhật 三娘) theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là những ngày rất xấu. Do đó, mỗi khi khởi sự làm một việc quan trọng (như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà, v.v...) để khỏi chuốc lấy thất bại, phải tránh khởi sự vào các ngày tam nương, gồm sáu ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 trong mỗi tháng âm lịch.
Tam nương là “ba người đàn bà”. Theo dân gian Trung Quốc, tam nương gồm ba nàng Muội Hỉ 妺喜, Đát Kỷ 妲己, và Bao Tự 褒姒. Hầu hết sách sử Trung Quốc đều kết tội ba giai nhân tuyệt sắc này là nguyên nhân làm sụp đổ ba triều đại Hạ, Thương, Tây Chu vào trước Công nguyên (TCN). Các sử gia đều phỏng chừng ba sự kiện “tan nhà đổ nước” này lần lượt xảy ra trong các năm như sau:
1. Muội Hỉ mê hoặc vua Kiệt (tức Lý Quý 履癸, cai trị ? - 1600 TCN), làm sụp đổ nhà Hạ (khoảng 2100 TCN - 1600 TCN).
2. Đát Kỷ (người Việt quen gọi Đắc Kỷ) mê hoặc vua Trụ (tức Đế Tân 帝辛, cai trị khoảng 1154 TCN - 1066 TCN), làm sụp đổ nhà Thương (khoảng 1600 TCN - 1066 TCN). Huyền thoại đề quyết nàng Đát Kỷ là con cáo cái thành tinh (hồ ly tinh), có phép hóa ra mỹ nhân.
3. Bao Tự (?-771 TCN) mê hoặc vua U (tức Cơ Cung Niết 姬宮涅, cai trị 781 TCN – 771 TCN), làm sụp đổ nhà Tây Chu 西周 (khoảng 1066 TCN - 771 TCN).
Vua U chưa bao giờ thấy nàng cười, ra lệnh ai làm nàng cười sẽ được thưởng ngàn lạng vàng. Nhà thơ Lý Bạch viết: “Mỹ nhân nhất tiếu hoán thiên kim” (Ngàn vàng đổi lấy một nụ cười người đẹp). Nàng thích nghe tiếng lụa bị xé, vua U cho xé lụa ngày đêm để nàng vui, thậm chí còn cho đốt lửa trên các hỏa đài để đánh lừa các chư hầu đem quân về cứu Thiên tử nhà Chu (vua U). Bao Tự đứng trên lầu cao, nhìn cảnh chư hầu mắc lỡm, cười ngặt nghẽo (xem minh họa đính kèm). Hậu quả, khi bị quân Khuyển Nhung vây khổn nguy ngập, vua U cho đốt lửa trên hỏa đài thì các chư hầu không thèm về cứu vì đinh ninh là trò lừa bịp cốt làm vui lòng người đẹp.
Theo dân gian Trung Quốc, ngày tam nương là ngày ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự được đưa vào nội cung của ba ông vua bị mang tiếng là rất hiếu sắc, tham dâm, bạo ngược vô đạo nói trên. Nhưng vì sao chỉ có ba nàng mà lại kể ra sáu ngày nhập cung? Ngày nào liên quan tới nàng nào? Xưa nay chẳng thấy ai giải thích!
Dù hoang đường nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời này đã truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam, ảnh hưởng tới không ít quần chúng xưa nay. Thiếu cơ sở khoa học, thiếu bằng chứng xác thực, nhưng thói thường vẫn cho rằng “có kiêng có lành”!
Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất ( đầu tháng ngày 3, ngày 7 )
Trung tuần Thập tam Thập bát dương ( giữa tháng ngày 13, ngày 18 )
Hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27 )
Tháng nào cũng vậy.
Theo quan niệm của nhiều người thì xuất hành hoặc khởi đầu làm việc gì đều vất vả không được việc.
Thực ra theo phong tục tập quán của Việt Nam thì vào những ngày đó Ngọc Hoàng thượng Đế sai 3 cô gái xinh đẹp ( Tam nương ) xuống hạ giới ( giáng hạ ) để làm mê muội và thử lòng con Người (nếu ai gặp phải) làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc v.v.
Cũng là lời khuyên răn của Tiền Nhân cho con cháu nên làm chủ trong mọi hoàn cảnh, chịu khó học tập, cần cù làm việc.
Trong khoa Chiêm Tinh thì ngày Tam nương, Nguyệt kỵ không được cho là quan trọng so với các sao chính tinh và ngày kiêng kỵ khác như : Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Trùng phục, Không sàng, Không phòng, Thiên tai địa hoạ, Trời nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Câu trận hắc đạo, Dương công kỵ, Thập ác đại ma, Lục nhật phá quần. v.v..
4. Cách chọn ngày lành tháng tốt và hoá giải những điều kiêng kỵ ( nếu gặp phải ) :
Cùng 1 giờ 1 ngày như nhau kẻ thắng người bại, kẻ cười ngưòi khóc, Sinh, Tử Hiếu, Hỷ song song . Người nhậm chức, người thoái quan. Người Thi đỗ, người thi trượt. Người bán đắt (có lộc), người mua đắt (mất lộc).v.v.
Từ xưa tới nay chưa bao giờ có ngày giờ thật tốt ( ngày lành tháng tốt ) hoặc thật xấu cho mọi người, mọi việc. Vì nếu thật sự có ngày giờ tốt ấy thì không có người mất thì có ai được? không có người thua thì sao có người thắng ? thì ngày đó lại là ngày xấu.
Ngày giờ tốt xấu chỉ ảnh hưởng tới từng công việc, từng tuổi nào liên quan đến nó mà thôi.
Cho nên khi chọn ngày lành tháng tốt phải biết rõ tính chất từng công việc, tuổi Chủ nhân, 24 tiết khí, phong tục tập quán, thông thạo Lý số, Nhâm Cầm Độn Toán mới quyết định được.
Có người cứ máy móc mua về mấy quyển sách giở ra tra, tốt chưa thấy đâu nhiều khi lại gặp điều tối kỵ như : Thượng lương, đổ bê tông mái nhà chiều tối ,hạ thuỷ tàu thuyền ngày nước ròng (chân triều), rước dâu nửa đêm tháng 7 mưa ngâu, bốc mộ buổi trưa mùa hạ, lập đàn cúng tế ngày sát sư, bệnh nhân, sản phụ mổ cấp cứu còn chờ ... sáng trăng (Thầy bấm).v.v. Là nên tránh.
Thí dụ : Khi xem làm việc gì tham khảo ngoài những sao xấu, ngày xấu chung đã kê ở trên thì phải chú ý điều tối kỵ cho từng việc như :
Nếu Việc bốc Mộ, khâm liệm, di quan, hạ huyệt kỵ nhất ngày giờ trùng tang (cải mả gặp trùng tang như trồng Lang gặp gió bấc ).
Nếu Động thổ, hạ móng, đổ bê tông mái, cất nóc, tân gia, ăn hỏi, rước dâu,nhập phòng, kỵ nhất ngày Không sàng, không phòng, cô thần, quả tú, giá ốc ...
Hạ thuỷ tàu thuyền phải chọn ngày theo con nước sinh, đỉnh triều.
Lập đàn lễ bái kỵ ngày sát sư, không vong. v.v.
Là nên làm. Cứ như thế suy ra những việc khác.
Sau đó chọn những ngày giờ tốt, tránh xấu như sau :
Tránh những ngày giờ xấu như ; Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Trùng phục, Không sàng, Không phòng, Thiên tai địa hoạ, Trời nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Câu trận hắc đạoDương công kỵ, Thập ác đại ma, Lục nhật phá quần. v.v..
5. Ngày giờ hoàng đạo
Tính ngày Hoàng đạo thì xem tháng đó là tháng gì theo hàng chi.
Tính giờ Hoàng đạo thì xem ngày đó là ngày gì theo hàng chi.
Dần, thân gia tý; mão dậu dần (Dần Thân từ cung Tý, Mão Dậu từ cung Dần)
Thìn, tuất tầm thìn: tý ngọ thân (Thìn Tuất từ cung Thìn, Tý Ngọ từ cung Thân)
Tị, hợi thiên cung tầm ngọ vị (Tị Hợi từ cung Ngọ )
Sửu mùi tòng tuất định kỳ chân (Sửu Mùi từ cung Tuất)
Thứ tự thuận chiều tính như sau :
Đạo Viễn , Kỉ , Thời , Thông , Đạt , Lộ , Diêu , Hà , Nhật , Hoán , Trình .
Nếu ai biết chữ nho thì thấy chữ nào có bộ quai sước là Hoàng đạo (tốt)
Cụ thể có 6 chữ có quai sước (màu đỏ) là Hoàng Đạo : Đạo (Thanh long hoàng đạo), Viễn (Minh đường hoàng đạo) , Thông (Kim quỹ hoàng đạo), Đạt (Thiên đức hoàng đạo, Diêu (Ngọc đường hoàng đạo), Hoàn (Tư mệnh hoàng đạo). tốt.
Còn lại là :Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Câu trận hắc đạo (xấu) .
Sao Hoàng đạo vừa đem tốt lành đến vừa hoá giải được những điều hung kỵ.
6. Ngày Bất tương
Ngày Bất tương tốt nhất cho ngày cưới (chú ý tìm hiểu tuổi nam và nữ xem tương sinh tương khắc)
Dân gian Việt Nam từ lâu đã có câu : "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông"
Tức là không dùng ngày Âm tương, Dương tương và Âm dương cụ tương (tương là sát khắc lẫn nhau) vì:
Âm dương nữ tử (hại cho bên nữ)
Dương tương nam vong (hại cho bên nam)
Âm Dương câu tương nam nữ cụ thương (hại cho cả nam và nữ)
Âm Dương bất tương nam nữ kiết xương (Âm Dương bất tương nam nữ đều tốt).
Bảng lập thành ngày Bất tương
Tháng 1
Bính, Nhâm: tý; Ất, Kỷ, Tân, Quý: mão.
Tháng 2
Bính, Canh, Mậu: tý, tuất; Ất, Đinh, Kỷ: sửu.
Tháng 3
Ất, Đinh, Kỷ: dậu, sửu.
Tháng 4
Giáp, Bính, Mậu: tý; Giáp, Bính: thân; Ất Đinh: dậu; Giáp, Mậu: tuất.
Tháng 5
Kỷ Mùi, Mậu Tuất; Ất, Quý: mùi, dậu; Giáp, Bính: thân, tuất.
Tháng 6
Giáp, Nhâm: ngọ, thân, tuất; Ất, Quý: mùi, dậu; Mậu tuất, Kỷ mùi.
Tháng 7
Ất, Kỷ, Quý: tỵ, mùi; Giáp, Nhâm, Mậu: ngọ; Ất, Quý: dậu; Giáp, Nhâm: thân.
Tháng 8
Giáp, Nhâm, Mậu: ngọ, thìn; Giáp Tuất; Tân, Kỷ, Quý: tỵ, mùi.
Tháng 9
Kỷ, Tân: tỵ, mùi; Canh, Nhâm, Mậu: ngọ; Quý; Tân: mão; Quý mùi.
Tháng 10
Mậu tý; Mậu, Canh, Nhâm: dần, thìn; Kỷ, Tân, Quý: mão.
Tháng 11
Canh, Nhâm, Mậu: thìn; Đinh, Kỷ: mão; Đinh, Tân, Kỷ: tỵ, sửu.
Tháng 12
Đinh, Tân, Kỷ: sửu, mão; Bính, Canh, Mậu: dần, thìn.
6. Xem Nhị Thập bát tú
Đông phương Thanh long (青龍): Giác () Cang () Đê () Phòng () Tâm () Vĩ () Cơ () ...
Tây phương Bạch hổ (白虎): Khuê () Lâu () Vị () Mão () Tất () Chủy/Tuy () Sâm () ...
Nam phương Chu tước (朱雀): Tỉnh () Quỷ () Liễu () Tinh () Trương () Dực () Chẩn () ...
Bắc phương Huyền vũ (玄武): Đẩu () Ngưu () Nữ () Hư () Nguy () Thất () Bích () ...
Trong số 28 sao có 14 sao tốt, 14 sao xấu.
7. Có 12 trực, mỗi tháng một trực, mỗi ngày một trực theo thứ tự sau :
Gồm có :1- Kiến. 2- Trừ. 3- Mãn 4- Bình. 5- Định. 6- Chấp. 7- Phá. 8-Nguy. 9- Thành. 10- Thu. 11- Khai. 12- Bế. (xấu)
Trực dùng để chỉ tên cho 12 tháng âm lịch, về sau chuyển hóa dùng để chỉ ngày tốt hay xấu. Vào Tiết lập xuân, vào lúc hoàng hôn chập tối, sao cán gáo còn gọi là Diêu quang tinh tức là sao đứng đầu trong hình cán gáo thuộc chùm sao Đại hùng tinh - Bắc Đẩu chỉ vào hướng Đông Bắc hợp với cung Dần, nên tháng Giêng lập xuân Kiến Dần gọi là trực Kiến vào ngày Dần. Tiết Kinh Trập tháng 2, sao cán gáo cũng đúng lúc hoàng hôn chỉ hướng Chính Đông hợp với cung Mão nên gọi tháng 2 Kiến mão Trực Kiến vào những ngày Mão. Tiết Thanh Minh tháng 3, sao cán gáo chỉ hướng Đông Nam hợp cung Thìn nên gọi tháng 3 Kiến Thìn, Trực Kiến vào những ngày Thìn, lần lượt quay vòng như vậy, sau 12 tháng trở lại tháng giêng Kiến Dần.
Chu kỳ quay hàng chi là 12 ngày, ngày trực cũng 12 ngày, nhưng vì tháng giêng Kiến Dần, tháng 2 Kiến Mão, nên mỗi tháng có hiện tượng 2 ngày liên tiếp cùng một trực, gọi là ngày Trùng Kiến. Bắt đầu từ ngày tiết đầu tiên của tháng nào thì theo trực của tháng đó.
Không phải Trực xấu là xấu mà phải xem Sinh Khắc với Mệnh và công việc để luận.
Đây là một số thí dụ Sao và Ngày, Giờ quan trọng cần tham khảo, còn rất nhiều cách xem không diễn tả hết trong mục này được.

8. Chọn ngày tốt cho cưới
Ngày xưa, trước khi dựng vợ gả chồng cho con cháu, các cụ thường nhờ người thầy xem tuổi của đôi trẻ để lương duyên của chúng khỏi bị "nửa đường gẫy gánh" hay tránh cho chúng khỏi bị cảnh phu thê "ly biệt" khi phạm "cô phòng quả tú". Ngày nay, quan niệm về hôn nhân đã thay đổi. Nam nữ "phải lòng" thương yêu nhau thì việc cưới gả tiếp theo là lẽ thường tình. Cho dù ông bà cha mẹ biết trước sự đổ vỡ cũng không thể nào ngăn cản được! Thôi thì cứ xem như đôi trẻ có duyên 'tiền định' cho lòng mình thanh thản. Còn chúng có "nợ" lâu dài với nhau hay không là còn tùy "duyên phận".
Ngày tốt mà các nhà Thuật số luôn chọn các ngày để cưới gả:
    Ngày có sao Bất tương (Bất là không, tương là tương hợp. Nghĩa ở đây là không bị Âm tương, không bị Dương tương, không bị Cụ tương và bất tương là ngày đại kiết để dựng vợ gả chồng):
        - Âm tương: Can Âm (-) phối Chi Âm (-), kỵ cho nữ.
        - Dương tương: Can Dương (+) phối Chi Dương (+), kỵ cho nam.
        - Âm Dương cụ tương: Can Âm (-) phối hợp Chi Dương (+), nam nữ đều bị kỵ.
        - Âm Dương bất tương: Can Dương (+) hòa hợp với Chi Âm (-) thì tốt cho cả nam lẫn nữ.
    Ngày có nhiều cát tinh như: Thiên Hỷ, Thiên Đức + Nguyệt Đức, Tam Hiệp, Ngũ hiệp, Lục hiệp.
    Ngày trực Bình, trực Định, trực Thành, trực Thâu.
Ngày kiêng kỵ nên tránh các ngày dưới đây:
    Ngày Tam nương, Sát chủ dương và Nguyệt kỵ.
    Ngày có hung tinh như: Trùng phục, Thiên hình, Thiên tặc, Địa tặc, Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt hỏa, Nguyệt yểm, Vãng vong, Sát thê.
    Ngày kỵ tuổi (Thiên khắc, Địa xung).
    Ngày trực Kiến, trực Phá, trực Nguy.
9. Chọn ngày làm nhà
Việc chọn ngày làm nhà có ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống tâm linh của Gia chủ. Hầu hết khi tiến hành làm nhà người ta thường chọn ngày có các sao: Sát cống, Thanh long, Hoàng đạo và quan trọng là phải hợp với tuổi của Gia chủ. Phải tránh các ngày Hắc đạo, Ly sào, tránh thời gian xung với tuổi của Gia chủ. Bên cạnh đó cũng cần tránh các ngày xấu như Sát chủ, Thụ tử, Tam nương, Nguyệt kị, Kim thần thất sát.
a. Chọn ngày động thổ
Theo truyền thuyết thì lễ động thổ do Hán Vũ Đế lập ra. Không mang hình thức phức tạp như trước kia mà lễ động thổ ngày nay được tiến hàng trước khi xây cất 1 công trình. Người ta quan niệm rằng: Trên có Ngọc Hoàng, dưới sông có Hà Bá, đất đai thì có Thổ thần, do đó muốn xây dựng bất cứ công trình nào trên đất cũng cần xin phép và được sự đồng ý của Thổ thần.
Ngày động thổ nên chọn ngày có các sao: Sinh khí, Thiên ân, Thiên đức, Nguyệt đức, Hoàng đạo, Thiên hỷ, Tam hợp, Địa tài.
Nên tránh các ngày có sao: Thổ cấm, Thổ kị, Ly sào, Nguyệt kiến, Nguyệt phá, Sát chủ, Hoang ốc, Trực phá, Trực trừ
b. Chọn ngày cất nóc, đổ mái nhà
Bên cạnh việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp để tiến hành làm nhà, xây cất nhà, cũng cần quan tâm đến việc chọn ngày giờ đổ mái. Chọn ngày có các sao tốt tương tự như ngày động thổ nhưng kị các sao: Thiên hỏa, Hỏa tai, Nguyệt phá, Trực phá.
c. Chọn ngày nhập trạch
Ngày nhập trạch là ngày dọn đến 1 ngôi nhà mới, có thể là nhà mới xây hoặc mới mua.
Ngày nhập trạch nên là ngày có các sao: Thiên âm, Thiên hỷ, Thiên giải, Nguyệt tài, Thiên phú. Các sao tốt được chọn giống như với ngày Động thổ tránh các ngày có sao Chu tước, hay ngày Hắc đạo
0

dỡ cốp pha 25/11



0

Thêm phòng cho anh Khôi 18-26/11

 Mái rộng quá, tiện công xây thêm phòng học cho 2 anh em
 Và triển khai xây đè mái và dậu bảo vệ
Lát nền

1

Thế mới biết B1 - Châu Âu khó thế nào

Phòng có 35 người thi, bỏ 2 mà chỉ có 8 chú đỗ ... đỏ thật

0

Quy trình thi CVC, KSC của bố tôi


 Khai giảng



 Học bài

 Giao lưu văn nghệ
Say xỉn, ngủ
 Lại giao lưu
 Tranh thủ chợp mắt chút trong lúc chờ cơm
 Chụp ảnh lưu niệm
 Bốc đề thi
 Liên hoan chia tay

 Chú nhớ khi nào rảnh qua anh chơi ...

0

Sinh nhật tôi tròn 6 tuổi

Nhà đang xây nên tổ chức hơi ọp ẹp, không mời bạn bè ... thông cảm nha
 Anh Khôi cũng dính phần


 Mình cùng em Bống làm duyên


 Cả nhà ta cùng thương yêu nhau ...





0

đan thép, đổ mái ... 5,6/11











Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: