Pages

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Hãy đọc 6 mẹo sau đây, có lúc nó sẽ cứu bạn

Tôi thấy cái này hay, trang bị kỹ năng cho chúng ta. Các mẹ có thể xem rồi chia sẻ với chồng con, bạn bè. Tất nhiên đây là những mẹo không cần áp dụng thường xuyên, nhưng nó sẽ giúp bạn lúc nguy cấp.

1. Tự làm đèn dầu cấp tốc

Dùng dầu oliu đổ vào khoảng nửa lon cocacola, lon bia.... dùng một cái khăn giấy cuộn lại để làm bấc đèn và đặt nó vào miệng lon. Tất nhiên bên trong phải chạm dầu. Nó có thể giúp bạn thắp sáng căn phòng trong vài giờ

2. Mẹo lọc nước bẩn

Trong một số trường hợp bạn không thể tìm được nguồn nước sạch để uống thì đây có thể sẽ là một giải pháp cứu mạng của bạn. Hãy cho nước bẩn vào một cái bình và để cao hơn bình đựng nước sạch. Dùng một miếng khắn giấy cuộn lại và để 2 đầu vào 2 bình sao cho chúng chạm đáy. Nước sẽ ngấm vào khăn giấy và chảy sang bên bình kia, để lại gặn bẩn

3. Xác định phương hướng khi bị lạc
Làm thế nào để xác định được phương hướng khi bạn đang bị lạc giữa một nơi nào đó. Hãy bình tĩnh và làm theo cách sau đây. Dùng một cây kim hoặc một vật dụng nào đó tương tự, cọ xát 1 đầu vào quần áo, việc này sẽ biến chiếc kim thành một cục nam châm. Bây giờ đặt một chiếc lá vào một vũng nước và đặt chiếc kim lên trên cái lá đó. Đầu bị cọ xát chỉ về hướng nào thì hướng đó là hướng Bắc.

Ngoài ra còn nhiều cách để xác định phương hướng như dùng gậy, quan sát các chòm sao. Nếu như không có la bàn, không có ánh Mặt Trời cũng như không có Mặt Trăng… thì ta đành phải sử dụng một số phương pháp cổ điển của một số người dân đi rừng như. Tuy mức độ chính xác không cao, nhưng cũng phần nào giúp cho người lạc lối yên tâm và bình tĩnh tìm được lối về.
Trước hết, nếu có bản đồ trong tay, ta có thể sử dụng các dấu hiệu, các địa vật đặc biệt. Thí dụ: một cây cầu, một con đường quốc lộ… mà ta đã biết rõ hướng và vị trí của nó trên Bản Đồ. Có thể xác định vị trí nơi ta đứng, trên cơ sở đó phân biệt các hướng khác nhau.


  • Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông, do đó nó mới có tên là Hướng Dương (hướng về Mặt Trời mọc).
  • Các hình dáng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt Trời.
  • Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới thì rêu sẽ mọc hướng Bắc.
  • Bụi cây, chòm cây độc lập, trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc cây có nhiều cứt chim là hướng Tây Nam.
  • Lõi của thân cây lớn (thân cây nếu bị cắt ngang) sẽ chỉ về hướng Bắc.
  • Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông thì bay về hướng Nam di trú, mùa Hè thì bay về hướng Bắc (chỉ chú ý những con chim bay cao).
  • Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.
  • Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).
  • Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam

4. Mẹo để không bị ngạt khói khi có đám cháy lớn



Để tránh ngạt, bạn phải cúi thấp người khi di chuyển, thậm chí phải bò dưới sàn vì khói luôn luôn bay lên cao. Dùng khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.
5. Mẹo thoát khỏi xe hơi khi xe bị lao xuống sông



Mẹo này ông chú mình chỉ chứ mình cũng chưa thực hành nên không biết chính xác không. Ông ấy bảo thường khi xe bị lao xuống sông sẽ rất khó để có thể mở cửa xe và bơi ra ngoài bởi vì sức ép từ nước bên ngoài đã đè chặt cửa ô tô rồi. Do đó nếu muốn thoát ra được phải dùng hết sức hoặc một vật nặng gì đó phá vỡ cửa xe để nước tràn vào bên trong, cân bằng áp suất. Đương nhiên mình phải nhịn thở 1 chút, sau đó mở cửa xe và bơi ra ngoài.

6. Cứu người đuối nước


Khi cứu người bị chết đuối, tốt nhất bạn nên chuẩn bị áo phao hoặc nhìn quanh xem có thứ gì để bạn có thể nổi lên được khi cần thiết không (ví dụ một khúc gỗ, một tấm ván nhẹ…). Việc bạn cứu người là một việc tốt, nhưng hãy tỉnh táo để an toàn cho bản thân nữa. Những vật dụng cần thiết như thế sẽ giúp bạn những lúc đuối sức đấy.

Bạn nên trang bị tốt những kiến thức để sống sót khi bị chìm, để nhỡ không may trong lúc cứu người, bạn gặp sự cố mà chìm xuống thì vẫn còn cách để thoát nạn. Khi mới chìm xuống, ngay lập tức hãy bịt mũi, nhắm mắt nín thở để người nổi lên cho khỏi bị tràn nước vào phổi. Sau đó, dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

Đừng cố vùng vẫy khi bạn không còn sức, bình tĩnh, thả lõng người và nín thở để cơ thể có thể nổi lên. Đừng nghĩ rằng mình biết bơi thì có thể sống sót mà chủ quan với làn nước. Bạn nên nhớ rằng, khi đuối sức, cơ thể bạn sẽ càng nặng hơn, điều đó dẫn đến việc vùng vẫy chỉ làm nước nhanh chóng nhấn chìm bạn . Nhớ nhé!

(tổng hợp từ ohay)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét