Đây là một căn bệnh di truyền, biểu
hiện là có nhiều nang chứa dịch xâm lấn cả vỏ thận lẫn tụy thận. Hiện chưa có
thuốc đặc hiệu điều trị thận đa nang. Tuy nhiên, nếu hiểu biết về bệnh và biết
cách đề phòng biến chứng, bệnh nhân vẫn có thể sống an toàn tới 70-75 tuổi.
Trong chứng bệnh này, thận phình
ra vì chứa rất nhiều nang. Thông thường cả 2 thận đều to nên chẩn đoán tương đối
dễ. Cũng có trường hợp bệnh phát triển không đều, một bên thận to hơn bên kia
nên khó chẩn đoán. Rất hiếm trường hợp chỉ mắc bệnh một bên thận.
Nếu đem bổ đôi quả thận có bệnh,
sẽ thấy chi chít nhiều nang to nhỏ khác nhau xâm lấn cả vỏ thận lẫn tủy thận.
Chất dịch trong nang màu vàng chanh hoặc nâu, có khi có máu và dịch đục. Các
đài bể thận đều bị biến dạng. Ở một số vỏ nang có chất canxi. Khoảng 2-3% trường
hợp thận đa nang có kèm theo ung thư thận.
- Tính chất gia đình: Trong một
nhà có thể có nhiều người cùng bị. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của thận đa
nang thường xuất hiện ở tuổi tráng niên.
- Khối u vùng hạ sườn - thắt
lưng: Người bệnh có thể cảm thấy hoặc sờ thấy ở cả 2 bên.
- Đau: Cảm giác đau thường âm ỉ
nhưng cũng có khi dữ dội, đau lan ra trước bụng và lên ngực.
- Tiểu ra máu: Do nang bị vỡ hoặc
do có sỏi thận kèm theo.
- Tăng huyết áp: Do các động mạch
trong thận bị chèn ép.
- Viêm đường tiết niệu: Thường là
viêm bể thận và thận, rất nặng.
- Suy thận ở các mức độ khác nhau.
- Có sỏi uric do tổn thương biểu
mô ống thận, làm giảm hấp thu axit uric.
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm
sàng bao gồm chụp thận thuốc (giúp xác định 80% trường hợp thận đa nang), chụp
động mạch thận, siêu âm, chụp cắt lớp (giúp phát hiện sỏi, kể cả sỏi không cản
quang).
Phương
pháp
chủ yếu chữa thận đa nang là điều trị nội khoa đề phòng biến chứng, cụ thể là:
- Theo dõi diễn biến của bệnh một
cách kịp thời.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, không
bia, không rượu, không thuốc lá, ít thịt, giảm mỡ và tăng cường hoa quả.
- Tránh lao động quá nặng nhọc; đặc
biệt phải đề phòng tai nạn va đập mạnh vào vùng thận.
- Làm hạ huyết áp.
- Điều trị sỏi uric bằng cách kiềm
hóa nước tiểu và hạn chế muối.
- Đề phòng nhiễm khuẩn niệu và điều
trị kịp thời viêm nhiễm.
- Khi thận bị suy, tùy theo mức độ
suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống
tăng huyết áp, chống thiếu máu...
Người mắc bệnh thận đa nang chỉ
được chỉ định mổ khi sỏi làm tắc đường tiết niệu hoặc nang bị nhiễm khuẩn, chảy
máu không khống chế được. Với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận
nhân tạo hoặc ghép thận.
GS Lê Sĩ Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
Nguyên nhân
Trả lờiXóaThận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận để bài tiết nước tiểu. Mỗi đơn vị thận đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận.
Từ bể thận nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang để khi buồn đi tiểu, nước tiểu được bài xuất ra ngoài. Nếu vì một lí do nào đó một đơn vị thận bị tắc (ví dụ như: viêm, bị sỏi, bị xơ, bẩm sinh…) thì nước tiểu bị ứ lại hình thành nên một túi chứa nước gọi là “nang thận”. Tuy nhiên, lượng nước không được đưa ra ngoài sẽ tái hấp thu lại một phần, chính vì thế mà thời gian nang thận gia tăng kích thước là rất lâu.
Triệu chứng
Có ba loại nang thận: nang thận đơn độc, thận nhiều nang (từ hai nang trở lên) và thận đa nang.
Nang thận đơn độc: là bệnh thường gặp, chiếm tỉ lệ 1/3 bệnh nhân trên 50 tuổi, nguyên nhân như trình bày ở trên. Loại nang thận đơn độc không biến chứng, triệu chứng rất “nghèo nàn”. Những nang nhỏ thường không gây biểu hiện gì. Nang lớn hơn có thể gây đau ê ẩm bên hông lưng có chứa nang thận.
Thận nhiều nang: tương tự như nang thận đơn độc nhưng do tắc nghẽn nhiều đơn vị thận.
Biến chứng của nang thận có thể dẫn đến nang nhiễm trùng, tụ mủ; sỏi trong nang; nang hóa ác; nang quá to gây chèn ép hay vỡ nang.
Điều trị
Nang thận đơn độc được phát hiện dễ dàng qua siêu âm hoặc CT-Scan, đặc biệt phương pháp CT-Scan giúp tầm soát chính xác cao. Nếu nang nhỏ (dưới 6cm), không biến chứng thì không cần can thiệp. Nang thận có kích thước lớn (hơn 6cm) nên mổ vì nó gây đè ép chủ mô thận, dần dần ảnh hưởng đến chức năng thận.
bệnh nang thận, hội chứng nang thận, nang thận là gì, bệnh đàn ông, khám bệnh nam khoa, chữa bệnh nam khoa
Đối với những nang nhỏ hơn nhưng gây biến chứng nhiễm trùng nang, xuất huyết trong nang gây đau nhiều mà qua điều trị nội khoa không đỡ, tái phát nhiều lần nên xét đến can thiệp ngoại khoa.
Điều trị nang thận đơn độc và thận nhiều nang có nhiều phương pháp như:
Chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa dưới hướng dẫn của siêu âm. Phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao (trên 70% sau 3 tháng).
Mổ hở cắt chóp nang: Phương pháp này gây đau nhiều, thời gian nằm viện dài, có sẹo mổ, bệnh nhân hồi phục sức khỏe chậm.
Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang: Đây là lọai phẫu thuật có nhiều ưu điểm: số ngày nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ, ít đau, người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh. Hiện nay phương pháp này được xem là phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất.
Với thận đa nang: thường do di truyền, cần được theo dõi mỗi 6 tháng siêu âm một lần. Nếu chúng gây đau, nhiễm trùng thì phải có sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa niệu. Nang lớn hơn 6cm thì phải mổ vì nó sẽ đè ép các đơn vị thận bên cạnh làm cho những đơn vị này không “làm việc” được.
Phòng bệnh
Không có dự phòng đặc hiệu cho bệnh nang thận. Do đó, khi phát hiện bị nang thận, người bệnh không nên quá lo lắng, vì tùy theo kết luận của bác sĩ siêu âm là biết được nang thận loại nào. Nếu nang đơn độc, kích thước nhỏ, không đáng lo, trung bình khoảng 6 tháng đi kiểm tra lại một lần, uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày), nghỉ ngơi hợp lý, kiêng rượu bia, thuốc lá.