Thiên
Trường – Sơn Nam Hạ - Nam Định, mảnh đất địa linh - nhân kiệt, là một một miền quê giàu truyền thống cần lao xây
dựng, truyền thống yêu nước anh hùng, truyền thống văn
hiến, hiếu học, trọng hiền tài...
Kết
tinh rực rỡ của những truyền thống
ấy là các danh nhân (danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa). Từ khi vua Trần Thánh Tông, nâng hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường (1262), Thiên Trường và các phủ huyện phụ cận mặc nhiên trở thành kinh đô thứ hai của nước Đại Việt với cung Trùng Quang, Trùng Hoa lưu danh trong sử
sách, thì các danh nhân xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là các Hoàng đế anh minh
vương triều Trần: Thượng hoàng Trần Thừa, các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân
Tông, Anh Tông, Minh Tông, mà
tiêu biểu nhất là Trần Nhân Tông, vị Hoàng đế đại định, đã cùng Thượng hoàng Thánh
Tông lãnh đạo dân tộc hai lần chiến thắng 80 vạn quân Nguyên. Đó là các lương thần, danh tướng
Trần Tung, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật... Trong đó, tiêu biểu nhất là Quốc công Tiết chế Hưng
Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc trong ba cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông, đã hiển thánh trong
lòng dân. Tấm lòng
nhân ái của vị nhân tướng, cùng với tầm nhìn xa rộng, còn sáng mãi đến muôn đời
sau. Đó là các danh sư mô phạm cùng các nhà khoa bảng thời nào cũng có, từ các Trạng nguyên triều Trần: Trạng nguyên khai khoa Nguyễn Hiền, đỗ Trạng
khi mới 13 tuổi, Lưỡng quốc Trạng nguyên Đào Sư Tích,
đến triều Lê:
Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Trạng nguyên Vũ Tuấn Chiêu, triều Mạc: Trạng nguyên Trần Văn Bảo. Rồi tam nguyên Trần Bích San (vị Tam nguyên đầu tiên trong 3 tam nguyên của 143 năm vương triều Nguyễn)
giàu lòng ưu thời mẫn thế và tư tưởng canh tân đáng nể trọng…
Tác giả Đỗ Thanh Dương - Nguyễn Ích Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét