Pages

0

7 bài học từ người giàu

Tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó sẽ trả lương được cho nhóm nhân viên nghiên cứu lớn để nghiên cứu về vấn đề này.


Thuế áp dụng đối với 2% người giàu nhất nước Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn. Tại Mỹ, nhóm người siêu giàu nắm phần lớn tài sản bằng đồng USD, nhóm tài sản này sẽ có giá trị ngày một giảm đi. Khi bất bình đẳng thu nhập tăng cao tại Mỹ, nhóm người siêu giàu bị người ta đổ lỗi cho mọi vấn đề trong xã hội.

Thay cho việc chỉ trích người giàu, hãy nhìn vào họ bằng một cách khác. Có một số điểm quan trọng cần được rút ra từ trải nghiệm của những người siêu giàu xét đến hoạt động đầu tư và kinh nghiệm quản lý tài sản của họ.

Trong công việc hàng ngày, tác giả bài viết có điều kiện tiếp xúc với nhiều cá nhân giàu có. Nhóm người mà tác giả quen biết có thể bao gồm chuyên gia công nghệ trẻ với tài sản được tính ở mức khoảng 9 đến 10 con số.

Trong nhiều năm, tác giả bài viết trò chuyện với nhiều người đã mở được nhiều trường học và bệnh viện mang tên họ. Tác giả chia sẻ một số điều học được từ những người này:

1. Có tiền tốt hơn không có tiền

Tiền không mua được cho bạn hạnh phúc nhưng mua được nhiều thứ khác, ví như sự an toàn về tài chính, chế độ chăm sóc y tế, giáo dọc, du lịch, cuộc sống về hưu chất lượng tốt. Nói tóm gọn: Tự do.

2. Đừng trở thành người thừa tiền và thiếu thời gian

Dành mọi thời gian rỗi của bạn để kiếm tiền thực sự tạo ra vấn đề lớn, đặc biệt tại những nghề nghiệp đặc thù. Luật sư, bác sỹ, nhân viên ngân hàng và kế toán, do bản chất công việc, có thể mải mê đến mức họ bỏ qua mối quan hệ với gia đình.

Khi sự ổn định của đời sống bình thường chấm dứt, yếu tố mất cân bằng giữa công việc và gia đình sẽ tăng lên.

Làm việc thực chất là quá trình đổi thời gian lấy tiền. Hãy nhớ: “Việc bạn làm gì với tiền có ý nghĩa hơn nhiều so với đống tài sản bạn mua được khi bạn mua được bằng tiền. Nếu bạn trở nên giàu có những quên đi mối quan hệ với bạn đời và không chăm sóc được lũ trẻ khi chúng đang tuổi lớn, bạn nghèo hơn bạn tưởng.”

3. Kỷ niệm quan trọng hơn vật chất


Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đối với người giàu có, ô tô xịn, du thuyền, nhà cửa, trang sức và đồng hồ đứng cuối bảng ưu tiên.

Ưu tiên của họ: Kỷ niệm và thành công. Điều này còn đúng hơn khi nhìn từ góc độ gia đình.

Có thực sự rằng dàn loa 100.000USD mang lại âm thanh tốt hơn 20 lần so với dàn loa 5.000USD? Xe ô tô thể thao giá 250.000USD chạy nhanh gấp 5 lần xe giá 50.000USD? Hiện nay, người ta có thể mua căn nhà tuyệt đẹp tại Mỹ với giá 1 triệu USD, giá rẻ hơn nếu vào sâu nội địa. Và căn nhà 10 triệu USD cũng không đẹp gấp 10 lần. Bất kỳ ai đang sở hữu đồng hồ Rolex giá 10.000USD sẽ nói với bạn rằng chiếc đồng hồ Casio 39USD cũng rất tốt.

Khi nói đến lợi ích của tài sản, tác giả bài viết luôn được nghe câu chuyện về những kỷ niệm đẹp, buổi tụ họp của gia đình, kỳ nghỉ, sự kiện thể thao, đám cưới và nhiều kỷ niệm đẹp khác. Khi có việc gì đó cần tiền, gần như gia đình nào cũng có cách riêng phù hợp với điều kiện của mình.

4. Hãy cẩn thận với những khoản nợ, đặc biệt ở giai đoạn đầu đời

Có một sự thật tồi tệ: Các công ty thường muốn nhân viên của mình vay nợ thật nhiều. Họ sẽ giúp bạn làm việc đó, đồng ký kết các hợp đồng mua nhà thế chấp hoặc thậm chí trực tiếp cho bạn vay tiền với lãi suất ưu đãi.

Họ khuyến khích bạn tiêu xài điên cuồng, nới hạn mức tín dụng cho nhân viên xuất sắc. Bạn cần một căn nhà lớn và như vậy phải vay nợ nhiều. Với hình thức hỗ trợ như vậy, có thật các công ty rất tốt không?

Không hẳn như vậy. Các ngân hàng lớn, tổ chức đầu tư, công ty luật và kế toán đã học được cách kiếm lời rất lớn bằng cách lắp “cùm vàng” vào tay nhân viên giỏi nhất. Những kẻ làm công ăn lương này sẽ làm việc chăm chỉ hơn, ở lại công ty nhiều thời gian hơn so với nhóm nhân viên chẳng vay nợ xu nào.

Hơn thế nữa, những nhân viên vay nợ sẽ không bỏ công ty sang làm việc cho một công ty nhỏ hay đối thủ cạnh tranh.

Hãy nhớ lấy điều này khi bạn nhận được ưu đãi tín dụng, bạn càng vay sẽ càng thiệt.

5. Cần lập mục tiêu


Tác giả bài viết có một người bạn doanh nhân. Ông ấy là thành viên ban quản trị một công ty dotcom thập niên 1990. Ông bán cổ phiếu của mình quá sớm, chỉ với số tiền thu về 30 triệu USD, trong khi đó chỉ vài tháng sau con số này lên tới 90 triệu USD.

Tuy nhiên điều đó chẳng có nhiều ý nghĩa với ông. Ông sử dụng chỗ tiền thu về cho công ty tiếp theo và cuối cùng thu về 1 tỷ USD. Mục tiêu dài hạn và khả năng hiện thực hóa mục tiêu đã giúp ông thành công.

Ông nói: “Tôi rất ngạc nhiên với việc nhiều người sống không có mục tiêu gì. Họ đơn giản chỉ để dòng sông cuộc đời trôi qua.”

Người Latinh có câu: “Chiến thắng cần đến sự chuẩn bị kỹ càng.” Khi bạn đã có kế hoạch cẩn thận, bạn sẽ ngạc nhiên với cái bạn làm được.

6. Không nên quên mất hiện tại

Mục tiêu cũng rất quan trọng, tuy nhiên không nên quên đi những gì đang diễn ra hiện nay.

Điều này đặc biệt đúng với nhóm doanh nhân, nhà điều hành doanh nghiệp và người có tính cách thuộc nhóm A. Đừng để những giấc mơ về tòa lâu đài khiến bạn không tận hưởng được niềm hạnh phúc trong căn nhà mà mình đang sống.

7. Cần đến một chút may mắn

Tác giả bài viết hết sức ngạc nhiên với một điều sau khi gặp nhiều người giàu có, đặc biệt các doanh nhân công nghệ, đó là họ hết sức cám ơn sự may mắn của họ. Tác giả thường được nghe câu: “Thông minh cũng tốt nhưng may mắn còn tốt hơn.” Một triết gia nổi tiếng đã nói: “May mắn đến khi đã có sự chuẩn bị tốt đi kèm với cơ hội.”

Tác giả bài viết không dám khẳng định liệu thông minh hay may mắn sẽ tốt hơn, tuy nhiên phần lớn cơ hội đến cần nhiều hơn sự may mắn.
0

10 Bí mật của người diễn thuyết thành công



10 Bí mật của người diễn thuyết thành công
Trước khi diễn thuyết bạn cảm thấy hơi căng thẳng cũng là lẽ tự nhiên và đôi khi cũng có lợi. Điều này chứng tỏ là bạn đang mong muốn và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc của mình.
Song, căng thẳng quá sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn biết làm thế nào khống chế tinh thần căng thẳng để buổi diễn thuyết đạt hiệu quả như mong đợi.





Dưới đây là 10 bí mật:
1. Làm quen với hoàn cảnh: Tranh thủ thời gian để tìm hiểu hoàn cảnh bạn cần diễn thuyết. Đến sớm một chút và làm quen với sân khấu.
2. Làm quen với người nghe: Khi người nghe đi vào hội trường hãy tỏ ý chào và làm quen với họ. Diễn thuyết trước những người quen sẽ tốt hơn nhiều khi diễn thuyết trước những người xa lạ.
3. Thuộc bản thảo: Nếu bạn không thuộc bản thảo hoặc không hài lòng với bản thảo của mình thì cảm giác căng thẳng sẽ càng năng hơn. Hãy tập diễn thuyết bản thảo của mình và sửa chữa những chỗ cần sửa.
4. Thả lỏng bản thân: Làm một vài động tác để thả lỏng thần kinh đang căng thẳng.
5. Thiết tưởng mình đang trong cảnh diễn thuyết: Hãy tưởng tượng ra cảnh mình đang diễn thuyết say sưa, tiếng nói thanh thoát, rõ ràng, lòng đầy tự tin. Nếu có thể tưởng tượng ra thành công của mình thì bạn nhất định sẽ thành công.
6. Cần ý thức được những người ngồi dưới lắng nghe bạn đang rất mong bạn sẽ thành công: Người nghe hy vọng lời nói của bạn lời nói của bạn tự nhiên, có hồn, thúc giục người ta phải chú ý lắng nghe.
7. Không nên xin lỗi: Nếu bạn xin lỗi người nghe vì sự căng thẳng của bạn hay vì bất kỳ một lỗi nào trong bài diễn thuyết thì có thể bạn đã vô tình thu hút sự chú ý của người nghe vào khuyết điểm đó, vô tình nhắc nhở người nghe chú ý đến những cái mà thực chất họ không ý thức đến. Đối với việc này bạn tuyệt đối không nên.
8. Tập trung sự chú ý vào nội dung chứ không phải là hình thức. Hãy đem sự chú ý của bạn từ nội tâm giải thoát ra ngoài, và đặt chúng vào nội dung diễn thuyết và người nghe. Nhờ đó cảm giác căng thẳng của bạn sẽ dần dần biến mất.
9. Biến sự căng thẳng trở thành động lực tích cực: Cần khống chế tâm trạng căng thẳng của mình và biến nó thành sinh lực và lòng nhiệt tình.
10. Tích lũy kinh nghiệm: Kinh nghiệm sẽ mang lại sự tự tin, tự tin là mấu chốt để nhận được thành công. Hãy tham gia câu lạc bộ những người chủ trì, bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm cần thiết.
Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!

5 bài học diễn thuyết từ CEO của Cisco



Mới đây, hãng công nghệ truyền thông Cisco Systems đã công bố một chiến dịch quảng cáo và tiếp thị đầy tham vọng trị giá 100 triệu USD nhằm giá tăng mức độ nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng hàng ngày đối với các sản phẩm của hãng.
Chiến dịch quảng cáo làm mọi người nhớ tới cuốn sách best-seller một thời về CEO John Chamber, 10 Simple Secrets of the World’s Greatest Business Communicators (10 bí mật đơn giản của Nhà giao tiếp kinh doanh lớn nhất thế giới).
Nhiều người đã phải ngạc nhiên trước khả năng “làm say đắm lòng người” của John Chambers khi đứng trước đám đông nhân viên, khách hàng và các nhà đầu tư. Không ai phản đối, Chambers đã trở thành một trong những nhà giao tiếp kinh doanh thuyết phục nhất nước Mỹ ngày nay. Còn bây giờ, hãy hình dung bạn sẽ thành công như thế nào trong giao tiếp kinh doanh một khi khách hàng luôn phải “ngạc nhiên và sửng sốt” vì bạn.
Thử hình dung bạn sẽ thành công thế nào nếu có thể kết hợp hiệu quả 5 kỹ năng giao tiếp, trình bày và diễn đạt trước đám đông mà John Chamber – CEO của công ty công nghệ Cisco System đã đúc kết sau đây.
Bán lợi ích.
Cisco bán những gì? Về bề ngoài, Cisco bán các sản phẩm phần cứng mà phần lớn chúng ta có thể không để ý tới – các bộ router và switch có chức năng kết nối các mạng lưới và cộng đồng người sử dụng trên Internet. Nhưng một khi bạn được lắng nghe những trình bày, giới thiệu của Cisco, bạn sẽ thấy người đàn ông này còn bán được nhiều hơn thế. Chambers bán ước mơ về một thế giới được trở nên tốt hơn nhờ phần cứng của Ciscos, thế giới mà trong đó Internet không ngừng cải thiện cách thức chúng ta sinh sống.
Trong thế giới các doanh nhân mới, Mark Leibovich giải thích tại sao Chambers ban đầu đã đảm nhận công việc bán hàng tại IBM khi mà kiến thức của ông thích hợp hơn với công việc tiếp thị hay hoạt động kinh doanh: “Công ty không bán sản phẩm mà trên thực tế là bán những giấc mơ – những giấc mơ về một quy trình kinh doanh được cải thiện hiệu quả hơn. Đó chính là triết lý cho phép Chambers rao giảng những niềm hy vọng và triển vọng tuyệt vời hơn những gì ông thực sự đang bán”. Hãy bán những giấc mơ. Rao giảng niềm hy vọng. Đó là chìa khoá trong năng lực của Chamber để thuyết phục và động viên mọi người khi giao tiếp, trình bày trước đám đông.
Kể những câu chuyện.
Chiến dịch tiếp thị và quảng cáo mới của Cisco nhắm tới mục tiêu thu hút các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng bằng việc kể nhiều câu truyện khác nhau. Khẩu hiệu quảng cáo của chiến dịch là “Giọng nói của Mạng lưới con người” (Voices of the Human Network) và giải thích Internet đang làm thay đổi cuộc sống hàng ngày và kết nối mọi người trên toàn thế giới như thế nào. Đó là một chủ đề nhất quán trong các buổi nói chuyện, trong các cuộc giao tiếp kinh doanh của Chambers, bán lợi ích của sản phẩm công nghệ bằng việc kể cho mọi người những câu truyện về việc những lợi ích đó cải thiện cuộc sống con người như thế nào.
Trên trang web của Cisco, công ty luôn động viên mọi người chia sẻ các câu chuyện liên quan tới tính hiệu quả mà internet tác động tới cuộc sống của họ. Các câu chuyện mang tính chân thành, cá nhân và tràn đầy cảm xúc. Ví dụ, một câu chuyện “Kết nối phương thuốc chữa bệnh” (Connected to a Cure) đã miêu tả một phụ nữ mới sinh con nhiễm một loại virus hiếm liên quan tới đường hô hấp khiến bà thở rất khó. Các bác sỹ bó tay và không thể tìm nổi một bài viết nào được xuất bản về loại virus lạ này. Bà đã đưa câu chuyện của mình lên Internet và rồi đã gặp được một phụ nữ mới sinh khác cũng nhiễm loại virus giống hệt như bà.
Và qua giới thiệu trực tuyến của người phụ nữ kia, bà đã liên hệ với vị bác sỹ hiểu biết về căn bệnh của bà và trong vòng một tháng bà đã khỏi bệnh. Bạn có để ý còn khiếm khuyết điều gì? Yếu tố vui vẻ. Không phải. Sự lạc quan không truyền cảm hứng. Mà chính câu chuyện đã làm như vậy. Chủ đề chung đó là việc kết nối Internet đã đưa mọi người đến gần nhau hơn và đó là một trong những chức năng của sản phẩm Cisco. Nhưng bản thân các thiết bị phần cứng không hấp dẫn mọi người. Mà chính những gì các thiết bị phần cứng làm được cho mọi người mới thực sự lôi cuốn.
Chuẩn bị kỹ lưỡng trở thành một thói quen bắt buộc.
Khi phải chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, trình bày giới thiệu hay hội thảo, John Chambers luôn diễn tập, trình bày phát biểu thử một đến hai lần. Trong căn phòng 5000 nhân viên, từng người và tất cả mọi người đều cảm thấy như thế Chambers đang nói chuyện trực tiếp với họ. Đó là vì Chambers nỗ lực hết mình để khiến mọi người cảm thấy như đang liên lạc trực tiếp với ông.
Những nhà quản trị khác làm việc gần gũi với Chambers trong các buổi trình bày giới thiệu cho biết ông hoàn toàn tiếp thu và truyền đạt rõ ràng nội dung thông điệp. Nếu ông nói chuyện với bảng trình diễn PowerPoint, ông sẽ xem xét lại nhiều lần các slides được in ra giấy để nhớ kỹ từng gạch đầu dòng một và đảm bảo quy trình diễn ra hợp lý nhất. Nhưng mọi thứ chưa dừng ở đó. Ông biết rõ ở đâu cần chuyển giọng, khi nào cần rời bục nói chuyện và đi xuống với khán giả, khi nào sẽ tán dương mọi người bằng tên riêng, và khi nào thì tạm dừng chốc lát.
Chambers làm chủ hoàn toàn các dữ liệu chuẩn bị cũng như cách thức trình bày, diễn đạt chúng. Sự nhẩm lại cho phép ông diễn tả được những tiếp xúc bằng mắt đối với những luận điểm quan trọng tới tất cả mọi người trong phòng thay vì đọc to từ các chú ý hay các slide trình diễn. Chính những chuẩn bị đã đảm bảo khả năng này. Chambers luôn thể hiện được sự nhiệt tình, say mê, gắn kết và hoàn toàn thoải mái khi giao tiếp, trình bày.
Tự tin sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Những người quan sát cho biết rằng luôn có một chất lượng kiểu “Bộ trưởng tín ngưỡng” trong các bài phát biểu của Chambers. Ông được mệnh danh là một nhà truyền giáo theo nhiều cách khác nhau. Chambers thuyết giáo sức mạnh của Internet kết nối mọi người trên thế giới và minh hoạ nó bằng việc phá vỡ các rào cản vật chất giữa ông và mọi người. Ông đi lại xung quanh khi trình bày, ông biết khi nào đi xuống với khán giả. Ông đặt tay lên vai mọi người. Ông nhìn thẳng vào mắt mọi người. Ông diễn đạt cả bằng những cử chỉ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thế của Chambers luôn thích hợp, tự tin và có kiểm soát. Chambers đảm bảo rằng sức mạnh cử động cơ thể của ông thích hợp nhất với sức mạnh lời nói.
Chiến thắng các thách thức cá nhân.
Chambers đã phải vật lộn để chiến thắng chứng bệnh khó đọc. Trong khi chứng bệnh này khiến ông gặp rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp, nó vẫn không đánh bại được ý chí quyết tâm của ông. Trong một cuộc phỏng vấn do tạp chí Chief Executive thực hiện, Chamber cho biết ông đã tận dụng thách thức này để đưa ông trở thành một nhà giao tiếp kinh doanh tuyệt vời.
Theo Chambers, chứng bệnh khó đọc đã buộc ông phải nhìn những bức ảnh lớn thay vì đọc chi tiết câu chữ và chính điều này đã giúp đỡ ông rất nhiều hình thành kỹ năng giao tiếp ấn tượng do mọi người giờ đây chán nản với việc lắng nghe các thông tin chi tiết. Họ mong muốn thấy những bức ảnh lớn và Chambers đã làm được điều này. Chứng bệnh đọc khó cũng buộc ông phải nhớ những điểm chính trong bài trình bày và phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn những người khác – kết quả đã dẫn tới một nhà lãnh đạo có khả năng giao tiếp, trình bày một cách thuyết phục, rõ ràng và cuốn hút người nghe.
Xuyên suốt sự nghiệp bán hàng và ngày nay là quản trị cấp cao, Chambers đã không ngừng nỗ lực làm việc để trở thành một nhà giao tiếp kinh doanh hoàn hảo hơn. Những nhà tư vấn bên cạnh ông cho biết họ từ lâu đã xem ông nổi lên như một nhà diễn thuyết tài ba thông qua các nỗ lực làm việc, sự chuẩn bị và gắn kết của ông. Vậy làm thế nào để bạn có thể trở thành một nhà diễn thuyết tuyệt vời? Hãy học hỏi kinh nghiệm của Chambers.
5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐÚC KẾT:
1. Bán lợi ích của sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. Thay vì sử dụng những miêu tả kỹ thuật, tính năng để bán sản phẩm, bạn cần cho thấy nó có thể giúp ích cho người mua trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng diễn giải giá trị của tất cả các khía cạnh lợi ích của công ty, bao gồm cả các sản phẩm, dich vụ, là một phần thiết yếu trong khả năng thuyết phục và động viên các nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên của Chambers.
2. Kể những câu chuyện dễ hiểu và ghi nhớ. Chambers luôn thêu dệt thành công những câu chuyện đơn giản và cuốn hút có tác dụng lôi cuốn các nhà đầu tư và các khách hàng tiềm năng. Sự vui nhộn chưa hẳn đã cuốn hút mọi người. Chính các câu chuyện chân thành, mang tính cá nhân và tràn đầy cảm xúc mới có thể làm được điều đó.
3. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo nó trở thành một thói quen của bạn. Chambers luôn ghi nhớ những điểm chính, dòng chảy và nội dung của bài trình bày, diễn thuyết. Ông biết rõ ở đâu cần chuyển giọng, khi nào cần rời bục nói chuyện và đi xuống với khán giả, khi nào sẽ tán dương mọi người bằng tên riêng, và khi nào thì tạm dừng chốc lát.
4. Hãy phá vỡ các rào cản vật chất giữa bản thân bạn và khách hàng. Chambers luôn đi lại xung quanh khi trình bày, ông biết khi nào đi xuống với khán giả. Ông đặt tay lên vai mọi người. Ông nhìn thẳng vào mắt mọi người. Ông diễn đạt cả bằng những cử chỉ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thế của Chambers luôn thích hợp, tự tin và có kiểm soát. Chambers đảm bảo rằng sức mạnh cử động cơ thể của ông thích hợp nhất với sức mạnh lời nói.
5. Tập trung vào một bức tranh lớn thay vì đơn thuần đọc to các chi tiết. Người nghe ngày nay dễ dàng chán nản với các chi tiết cụ thể. Họ mong muốn thấy những bức ảnh lớn và Chambers đã làm được điều này. Ông nhớ những điểm chính trong bài trình bày và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn những người khác – kết quả đã dẫn tới một nhà lãnh đạo có khả năng giao tiếp, trình bày một cách thuyết phục, rõ ràng và cuốn hút người nghe.


 

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: