Pages

2

Acyclovir

Nhóm Dược lý:            Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Tên Biệt dược :            Zovirax; Acirax Cream; Acyclovir Denk 200
Dạng bào chế : Viên nén 200 mg, 400 mg, 800 mg.
Nang 200 mg.
Lọ bột pha tiêm 1 g, 500 mg, 250 mg dưới dạng muối natri.
Hỗn dịch uống: Lọ 5 g/125 ml, 4 g/50 ml.
Tuýp 3 g, 15 g mỡ dùng ngoài 5%.
Tuýp 4,5 g mỡ tra mắt 3%.
Tuýp 2 g, 10 g kem dùng ngoài 5%.
Thành phần :   Acyclovir
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Acyclovir là một đồng đẳng purine nucleoside tổng hợp với các tác động ức chế in vitro và in vivo chống lại virus gây bệnh herpes ở người.
Dược động học :
Acyclovir chỉ được hấp thu một phần ở ruột. Nồng độ tối đa trong huyết tương lúc ở trạng thái ổn định trung bình (Cmax) sau các liều 200 mg dùng mỗi 4 giờ là 3,1 micromole (0,7mcg/ml) và nồng độ tối thiểu (Cmin) là 1,8 micromole (0,4mcg/ml). Các nồng độ Cmax tương ứng sau các liều 400mg và 800mg dùng mỗi 4 giờ là 5,3 micromole (1,2mg/ml) và 8 micromole (1,8mg/ml), và Cmin tương ứng là 2,7 micromole (0,6mg/ml) và 4 micromole (0,9mg/ml).
Ở người lớn, thời gian bán hủy cuối cùng trong huyết tương của acyclovir sau khi tiêm tĩnh mạch ở vào khoảng 2,9 giờ. Phần lớn thuốc được đào thải ở thận dưới dạng không đổi. Sự thanh thải ở thận lớn hơn nhiều so với thanh thải créatinine, điều này cho thấy rằng sự tiết ra ở ống thận cùng với quá trình lọc ở cầu thận đã góp phần vào việc đào thải thuốc ở thận. 9-carboxymethylguanine là chất chuyển hóa duy nhất có tác dụng của acyclovir và chiếm khoảng 10-15% liều dùng được tìm thấy trong nước tiểu. Khi acyclovir được chỉ định dùng 1 giờ sau khi uống 1 g probenecide, thời gian bán hủy cuối cùng và diện tích dưới đường cong tăng thêm các giá trị tương ứng là 18% và 40%.
Ở người lớn, nồng độ Cmax sau khi tiêm truyền trong vòng 1 giờ các liều 2,5mg/kg, 5mg/kg, và 10mg/kg tương ứng là 22,7 micromole (5,1mcg/ml), 43,6 micromole (9,8mcg/ml) và 92 micromole (20,7mcg/ml). Các nồng độ tương ứng Cmin sau 7 giờ là 2,2 micromole (0,5mcg/ml), 3,1 micromole (0,7mcg/ml) và 10,2 micromole (2,3mcg/ml). Ở trẻ trên 1 tuổi, các nồng độ trung bình Cmax, Cmin cũng được tìm thấy khi cho liều 250mg/m2 được dùng thay vì cho 5mg/kg và liều 500mg/m2 được dùng thế cho 10mg/kg. Ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi được điều trị với các liều 10mg/kg qua đường tiêm truyền trong vòng 1 giờ mỗi 8 giờ, Cmax tìm thấy là 61,2 micromole (13,8mcg/ml) và Cmin là 10,1 micromole (2,3mcg/ml). Thời gian bán hủy cuối cùng trên những bệnh nhân này là 3,9 giờ. Ở người già, độ thanh thải toàn phần của cơ thể giảm xuống theo tuổi tác đi kèm với giảm thanh thải creatinin mặc dù có rất ít thay đổi trong thời gian bán hủy cuối cùng trong huyết tương.
Ở bệnh nhân suy thận mãn tính, thời gian bán hủy cuối cùng trung bình trong huyết tương là 19,5 giờ. Thời gian bán hủy trong thẩm phân máu của acyclovir là 5,7 giờ. Các nồng độ acyclovir trong huyết tương giảm xuống khoảng 60% trong quá trình thẩm phân. Nồng độ trong dịch não tủy đạt được vào khoảng 50% nồng độ tương ứng trong huyết tương. Liên kết của thuốc với protein huyết tương tương đối thấp (9- 33%) và tương tác thuốc liên quan đến sự đổi chỗ tại vị trí gắn không được dự đoán trước.
Acyclovir dưới dạng thuốc mỡ tra mắt nhanh chóng được hấp thu qua biểu mô giác mạc và các mô bề mặt của mắt cho hệ quả là nồng độ gây độc đối với virus đạt được trong thủy dịch. Người ta không thể tìm thấy acyclovir trong máu bằng những phương pháp hiện hành sau khi dùng tại chỗ thuốc mỡ tra mắt Acyclovir, tuy nhiên các dấu vết định lượng của thuốc đã có thể tìm thấy trong nước tiểu. Tuy nhiên, những nồng độ trên không có ý nghĩa về mặt trị liệu.
Tính gây quái thai: dùng acyclovir đường toàn thân trong những xét nghiệm theo tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận không gây ra độc tính trên thai nhi và không gây quái thai ở thỏ, chuột lớn và chuột nhắt.
Tác động trên khả năng sinh sản: các tác động ngoại ý có hồi phục rộng rãi trên sự sinh tinh bào liên kết với độc tính toàn phần ở chuột và chó đã được báo cáo xuất hiện chỉ khi dùng các lượng acyclovir vượt quá rất nhiều những liều lượng dùng để điều trị.
Các nghiên cứu trên hai thế hệ ở chuột không cho thấy ảnh hưởng nào của acyclovir dùng đường uống lên khả năng sinh sản.
Ở loài người, chưa thấy ảnh hưởng nào trên khả năng sinh sản của Acyclovir lên phụ nữ. Viên nén Acyclovir cho thấy không có tác dụng xác định nào lên số lượng, hình thái và sự vận động của tinh trùng ở người.
Tác dụng :
Acyclovir là một chất tương tự nucleosid (acycloguanosin), có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus Herpes. Ðể có tác dụng acyclovir phải được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là acyclovir triphosphat. Ở chặng đầu, acyclovir được chuyển thành acyclovir monophosphat nhờ enzym của virus là thymidinkinase, sau đó chuyển tiếp thành acyclovir diphosphat và triphosphat bởi một số enzym khác của tế bào. Acyclovir triphosphat ức chế tổng hợp DNA của virus và sự nhân lên của virus mà không ảnh hưởng gì đến chuyển hóa của tế bào bình thường.
Tác dụng của acyclovir mạnh nhất trên virus Herpes simplex typ 1 (HSV - 1) và kém hơn ở virus Herpes simplex typ 2 (HSV - 2), virus Varicella zoster (VZV), tác dụng yếu nhất trên cytomegalovirus (CMV). Trên lâm sàng không thấy acyclovir có hiệu quả trên người bệnh nhiễm CMV. Tác dụng chống virus Epstein Barr vẫn còn chưa rõ. Trong quá trình điều trị đã xuất hiện một số chủng kháng thuốc và virus Herpes simplex tiềm ẩn trong các hạch không bị tiêu diệt.
Acyclovir có tác dụng tốt trong điều trị viêm não thể nặng do virus HSV - 1, tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 70% xuống 20%. Trong một số người bệnh được chữa khỏi, các biến chứng nghiêm trọng cũng giảm đi. Acyclovir dùng liều cao tới 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần, dùng trong 10 đến 14 ngày. Thể viêm não - màng não nhẹ hơn do HSV - 2 cũng có thể điều trị tốt với acyclovir.
Ở người bệnh nặng, cần tiêm truyền acyclovir tĩnh mạch, như nhiễm HSV lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, bệnh máu ác tính, bệnh AIDS, nhiễm herpes tiên phát ở miệng hoặc sinh dục, herpes ở trẻ sơ sinh, viêm giác mạc nặng do Herpes, trường hợp này có thể dùng kèm thuốc nhỏ mắt acyclovir 3% để điều trị tại chỗ.
Chỉ định :
- Viên nén: Nhiễm virus herpes simplex da và niêm mạc, bao gồm herpes sinh dục khởi phát và tái phát. Ngăn chặn việc tái nhiễm herpes simplex trên người có miễn dịch bình thường. Dự phòng herpes simplex ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Bệnh zona (herpes zoster). Các nghiên cứu cho thấy việc điều trị zona với Acyclovir trong giai đoạn sớm có ảnh hưởng có lợi trên cảm giác đau và có thể làm giảm tần suất đau dây thần kinh sau zona (đau liên quan đến zona).
- Dạng kem: Nhiễm virus herpes simplex da bao gồm herpes môi và herpes sinh dục, khởi phát và tái phát.
- Thuốc mỡ tra mắt: viêm giác mạc do herpes simplex.
Chống chỉ định :
Bệnh nhân được biết là có quá mẫn với acyclovir.
Dạng kem: Quá mẫn với propylenglycol.
Thận trọng lúc dùng :
  
Kem Acyclovir không được khuyến cáo dùng cho niêm mạc, như dùng bên trong miệng, mắt, hay âm đạo. Nên đặc biệt cẩn trọng tránh trường hợp vô tình đưa thuốc vào trong mắt.
Thuốc mỡ tra mắt Acyclovir: bệnh nhân nên được thông báo rằng có thể bị xót nhẹ thoáng qua ngay sau khi tra vào mắt.
Tính gây đột biến gen: các kết quả của nhiều phương pháp nghiên cứu khả năng gây đột biến gen in vitro và in vivo cho thấy rằng acyclovir không gây ra nguy cơ về di truyền cho người.
Tính gây ung thư: Acyclovir không được tìm thấy có gây ung thư trong những nghiên cứu lâu dài trên chuột lớn và chuột nhắt.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Các số liệu hiện có về sự sử dụng acyclovir trên phụ nữ có thai vẫn còn hạn chế. Do đó nên cẩn trọng cân nhắc giữa lợi ích điều trị và các ngẫu nhiên có thể xảy ra cho thai nhi.
Sau khi uống 200mg Acyclovir 5 lần mỗi ngày, acyclovir được tìm thấy trong sửa ở các nồng độ từ 0,6-4,1 lần nồng độ tương ứng trong huyết tương. Nồng độ này có thể đưa vào cho trẻ bú sửa mẹ các liều có thể lên đến 0,3mg/kg/ngày. Do đó nên cẩn trọng khi phải dùng Acyclovir cho phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc :
Probenecide làm gia tăng thời gian bán hủy trung bình và diện tích dưới đường cong của acyclovir dùng toàn thân. Các thuốc gây ảnh hưởng đến sinh lý học của thận có khả năng làm xáo động dược động học của acyclovir. Tuy nhiên, các kinh nghiệm lâm sàng vẫn chưa cho thấy thêm những tương tác thuốc khác với acyclovir.
Tác dụng phụ
- Viên nén: nổi ban da đã được báo cáo xuất hiện trên một vài bệnh nhân sử dụng viên nén và tự khỏi khi ngưng thuốc. Các tác dụng trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng đã được báo cáo xuất hiện ở bệnh nhân dùng thuốc viên nén. Trong những thử nghiệm mù đôi dùng giả dược được kiểm soát, tần suất các biểu hiện rối loạn trên đường tiêu hóa tìm thấy không khác biệt nhau lắm giữa nhóm dùng giả dược và nhóm dùng acyclovir.
Các phản ứng thần kinh có hồi phục, đáng chú ý là chóng mặt, tình trạng lẫn lộn, ảo giác và buồn ngủ đã được báo cáo xuất hiện đôi lúc, thường là với bệnh nhân suy thận hay có những yếu tố tạo khuynh hướng mắc bệnh.
Một vài báo cáo về chứng gia tăng rụng tóc lan tỏa. Do loại chứng bệnh này thường liên kết với nhiều loại thuốc và các tiến triển bệnh khác nhau, mối liên hệ giữa biểu hiện này với liệu pháp acyclovir không được chắc chắn.
Còn có những trường hợp rất hiếm được báo cáo xảy ra với người uống Acyclovir bao gồm việc tăng nhẹ và thoáng qua bilirubine và các men gan, tăng nhẹ urea và creatinin máu, giảm nhẹ các chỉ số huyết học, nhức đầu, có những phản ứng thần kinh nhẹ có hồi phục và mệt mõi.
- Dạng kem: cảm giác rát bỏng và xót có thể xảy ra với một số bệnh nhân khi bôi thuốc. Nổi ban hay ngứa cũng đã được báo cáo xảy ra trong một số ít bệnh nhân.
- Thuốc mỡ tra mắt: ở một số nhỏ bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác xót nhẹ thoáng qua ngay sau khi tra thuốc vào mắt. Bệnh giác mạc đốm nhỏ nông cũng đã được báo cáo. Dấu hiệu này không cần thiết phải ngưng thuốc sớm và sẽ lành không có biến chứng rõ rệt.
Kích ứng và viêm tại chỗ, như viêm mi mắt và viêm giác mạc đã được báo cáo xảy ra ở bệnh nhân dùng thuốc mỡ tra mắt Acyclovir.
Liều lượng :
Viên nén:
Ðiều trị herpes simplex ở người lớn: để điều trị nhiễm herpes simplex, nên dùng 200mg Acyclovir 5 lần mỗi ngày cách khoảng 4 giờ để khỏi phải uống vào ban đêm. Có thể điều trị trong vòng 5 ngày, nhưng có thể phải kéo dài hơn cho những nhiễn virus khởi phát trầm trọng.
Trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch trầm trọng (như sau khi ghép tủy) hay những bệnh nhân bị giảm hấp thu ở ruột, liều lượng có thể tăng gấp đôi thành 400mg hay có thể thay đổi bằng cách xem xét dùng đường tĩnh mạch.
Nên bắt đầu trị liệu càng sớm càng tốt ngay khi nhiễm bệnh; cho những giai đoạn tái phát, trị liệu nên áp dụng trong giai đoạn tiền triệu hay ngay lúc bắt đầu xuất hiện sang thương.
Ngăn chặn herpes simplex ở người lớn: để ngăn chặn nhiễm herpes simplex ở bệnh nhân có khả năng miễn dịch bình thường, nên dùng 200mg Acyclovir 4 lần mỗi ngày, cách khoảng 6 giờ.
Nhiều bệnh nhân thấy tiện lợi khi dùng liều 400mg 2 lần mỗi ngày cách khoảng 12 giờ.
Giảm liều xuống còn 200mg 3 lần mỗi ngày cách khoảng 8 giờ hay thậm chí 2 lần mỗi ngày cách khoảng 12 giờ cũng có thể cho kết quả hữu hiệu.
Một vài bệnh nhân có thể bị nhiễm đột phát với liều tổng cộng hàng ngày là 800mg
Ðiều trị nên dừng lại sau mỗi 6-12 tháng để quan sát những thay đổi có thể xảy ra trong tiến trình tự nhiên của bệnh.
Phòng ngừa herpes simplex ở người lớn: để phòng ngừa herpes simplex ở những bệnh nhân bị tổn hại về miễn dịch, nên dùng 200mg Acyclovir 4 lần mỗi ngày cách khoảng 6 giờ.
Ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (như sau khi ghép tủy) hay bị giảm hấp thu thuốc ở ruột, có thể gấp đôi liều lên 400 mg hay có thể xem xét thay đổi bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch.
Thời gian dùng thuốc phòng ngừa tùy thuộc vào thời kỳ có nguy cơ dài hay ngắn.
Ðiều trị bệnh zona (herpes zoster) ở người lớn: để điều trị bệnh zona (herpes zoster), nên dùng 800mg Acyclovir 5 lần mỗi ngày cách khoảng 4 giờ, khỏi phải uống vào ban đêm. Nên điều trị trong vòng 7 ngày.
Ðối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (như sau khi ghép tủy) hay bị giảm hấp thu ở ruột, nên xem xét phương pháp dùng tiêm tĩnh mạch.
Nên bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi nhiễm bệnh; điều trị có kết quả càng tốt nếu bắt đầu ngay khi khởi phát nổi ban.
Liều lượng dành cho trẻ em: đối với việc điều trị herpes simplex ở trường hợp bị suy giảm miễn dịch, trẻ em trên 2 tuổi nên dùng với liều dùng cho người lớn và trẻ dưới 2 tuổi nên dùng liều bằng một nửa liều cho người lớn. Chưa có số liệu đặc hiệu về ngăn chặn nhiễm herpes simplex hay điều trị bệnh zona (herpes zoster) ở trẻ em có khả năng miễn dịch.
Người già: ở người già, độ thanh thải toàn phần acyclovir của cơ thể sút giảm song song với thanh thải créatinine. Nên duy trì bổ sung nước cho bệnh nhân dùng Acyclovir với liều cao. Nên đặc biệt chú ý giảm liều ở bệnh nhân suy thận.
Suy thận: trong việc kiểm soát nhiễm herpes simplex ở bệnh nhân suy thận, liều khuyến cáo đường uống không đưa đến sự tích tụ acyclovir trên mức được xác định là an toàn khi tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, ở những người suy thận trầm trọng (độ thanh thải créatinine dưới 10ml/phút) nên điều chỉnh liều thành 200mg 2 lần mỗi ngày, cách khoảng 12 giờ. Trong điều trị bệnh zona (herpes zoster), nên dùng 800mg 2 lần mỗi ngày, cách khoảng 12 giờ đối với bệnh nhân suy thận trầm trọng (thanh thải créatinine dưới 10ml/phút) và 800mg 3 lần mỗi ngày, cách khoảng 8 giờ cho bệnh nhân suy thận trung bình (thanh thải créatinine trong khoảng 10-25ml/phút).
Acyclovir kem:
Cho người lớn và trẻ em, nên bôi 5 lần mỗi ngày cách khoảng 4 giờ, khỏi dùng vào ban đêm. Kem Acyclovir nên bôi vào sang thương hay nơi sang thương sắp xảy ra càng sớm càng tốt ngay sau khi nhiễm. Việc điều trị các giai đoạn tái phát đặc biệt quan trọng cần bắt đầu ngay trong giai đoạn tiền triệu hay ngay khi sang thương bắt đầu xuất hiện.
Nên liên tục điều trị trong vòng 5 ngày. Nếu chưa lành, có thể kéo dài trị liệu thêm đến 10 ngày.
Thuốc mỡ tra mắt Acyclovir:
Cho người lớn và trẻ em, tra vào túi cùng kết mạc một lượng thuốc bóp ra khoảng 10mm, 5 lần mỗi ngày cách khoảng 4 giờ. Nên tiếp tục điều trị ít nhất 3 ngày sau khi lành.
Qúa liều :
- Viên nén:
Acyclovir chỉ được hấp thu một phần qua đường tiêu hóa. Hầu như rất ít khi tác dụng gây độc trầm trọng xảy ra khi dùng một liều lên đến 5g trong một lần dùng.
Chưa có số liệu về hậu quả xảy ra sau khi uống các liều cao hơn.
Cần theo dõi kỹ càng bệnh nhân trong trường hợp uống vượt quá 5g acyclovir.
- Kem:
Không có tác động bất lợi nào được thấy khi một ống thuốc 10g chứa 500mg acyclovir được ăn hết. Các liều 800mg mỗi ngày (4g/ngày) đã được dùng trong 7 ngày mà không gây tác dụng ngoại ý.
Bảo quản:
Viên nén: Bảo quản dưới 25 độ C và giữ khô.
Kem: Bảo quản dưới 25 độ C.
Thuốc mỡ tra mắt: Bảo quản dưới 25 độ C. Ống thuốc mỡ tra mắt đã bị mở quá 1 tháng nên bỏ đi.
Kem Acyclovir chứa một chất kiềm được bào chế đặc biệt và không nên hòa loãng.
0

Betadine Antiseptic Solution-10%


Số đăng ký: VN-9787-05
Dạng bào chế: Dung dịch dùng ngoài
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 125ml
Công ty đăng ký: Zuellig Pharma Pte., Ltd.
Thành phần:Povidone Iodine: 10%
Chỉ định:
Betadine Antiseptic Solution để diệt mầm bệnh ở da, vết thương và niêm mạc. Sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương sau khi phẫu thuật Dự phòng nhiễm khuẩn khi bỏng, vết rách nát, vết mài mòn. Điều trị những trường hợp khác nhau về nhiễm khuẩn, virút, đơn bào, nấm ở da như tinea, tưa miệng, chốc lở, herpes simplex, zona. Tiệt khuẩn tay để làm vệ sinh cá nhân tốt hơn.
Chống chỉ định:
Không dùng khi: cường tăng tuyến giáp trạng: bệnh tuyến giáp rõ ràng; viêm da dạng herpes mạn tính Duhring (rất hiếm); quá mẫn cảm với iod; trước và sau khi dùng iod phóng xạ để điều trị tuyến giáp, cho đến khi xong đợt điều trị cuối cùng. Người bướu cổ hoặc sau khi mắc các bệnh tuyến giáp, người dễ bị rối loạn chức năng giáp trạng (đặc biệt là người cao tuổi) dễ có nguy cơ tăng năng tuyến giáp. Với người đang điều trị bằng lithium, không được dùng thường xuyên Betadine Antiseptic Solution .
Tác dụng ngoài ý:
Povidone - iodine có thể gây phản ứng kích ứng da tại chỗ tuy rằng ít kích ứng hơn iod nguyên tố. Bôi povidone - iodine vào vết thương rộng hoặc vết bỏng nặng có thể gây phản ứng có hại toàn thân như nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri máu ảnh hưởng xấu tới chức năng thận. Hãy báo cáo với bác sỹ về các tác dụng ngoại ý gặp phải khi sử dụng thuốc này.
Tương tác thuốc:
Phối hợp thuốc này với chế phẩm chữa vết thương chứa thành phần enzym sẽ làm giảm hiệu lực của cả 2 loại thuốc. Cũng có tương tác bất lợi như vậy khi phối hợp Betadine Antiseptic Solution với chất sát khuẩn chứa bạc, hydrogen thủy ngân và có thể hủy hoại da. Do Betadine Antiseptic Solution có tác dụng oxy hóa, nên nhiều chất dùng chẩn đoán có thể cho kết quả dương tính giả tạo (như các test dùng toluidine hoặc gôm gualac để xác định haemoglobin hoặc glucose trong phân hoặc trong nước tiểu) Tro
Liều lượng:
Phết dung dịch mẹ (không pha loãng) dàn đều vào nơi cần điều trị. Sau khi để khô, sẽ tạo được một lớp phim thông khí, rất dễ rửa sạch bằng nước. Có thể bôi thuốc nhiều lần trong ngày. Quy trình để tiệt khuẩn tay như sau: 1. Tiệt khuẩn vệ sinh tay 3ml dung dịch mẹ - cho phép bôi thuốc 1 phút 2. Tiệt khuẩn để phẫu thuật: 2 × 5ml dung dịch mẹ - cho phép bôi thuốc 5 phút Quy trình để tiệt khuẩn da như sau: - Quy trình để tiệt khuẩn da có ít tuyến bã nhờn: Trước khi tiêm, trích hoặc phẫu thuật,
0

Zona Thần Kinh

Shingles hoặc Zona-Thần-Kinh, có tên y học là Herpes Zoster .
Bà con dân gian mình còn gọi là bệnh “giời leo” hoặc “giời bò”.
Nhưng thực ra“giời leo” là do một loại côn trùng, khi bám vào người, làm ta khó chịu, lấy tay đập chết. Xác trùng chẩy nước, gây ngứa và mụn nước trên da.
Hoặc nhiều người tin rằng, quần áo phơi đêm ngoài trời, có con“giời” tiểu vào đó. Khi mặc quần áo, nước tiểu gây ngứa với mụn rộp trên da.
Và bà con mình thường chữa bằng cách đắp trên da đau với gạo nếp và đậu xanh nhai vụn hoặc với các loại lá, cho mát. Hoặc đi các thầy cúng để làm phép khoanh tròn vết đau ở một chỗ, không cho lan ra ngoài.
Herpes là bệnh viêm ngoài da do virus gây ra mà đặc điểm là có những mụn nước nhỏ.
Có ba loại herpes thường gặp là:
-H. Simplex (Loét Lạnh) với các bóng nước ở miệng, cửa mình, và viêm kết mạc
-H. Genital lan truyền do giao hoan, với vết thương rất đau ở cơ quan sinh dục
-H. Zoster hoặc shingles,tiếng Việt là Zona thần kinh.

NGUYÊN NHÂN:
Zona-thần-kinhdo virus varicella-zoster gây ra. Đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu chickenpox.
Sau khi bị bệnh thủy đậu, siêu vi này có thể quy ẩn cả nhiều năm trong hạch của rễ sau dây thần kinh tủy sống, rồi đến một thời gian nào đó sẽ tái xuất hiện, gây ra bệnh shingles.

TRIỆU CHỨNG
Với lý do chưa đượcgiải thích, các triệu chứng bệnh xuất hiện thành từng đợt, lớp này nối tiếp lớp kia.
Dấu hiệu sớm của bệnh là cảm giác nhạy cảm. đau hoặc như kim châm nhoi nhói, ngứa, cháy rát (burning) trên một vùng da. Cảm giác này chỉ có ở vùng cơ thể chịu ảnh hưởng của dây thần kinh chứa virus.Thường thường chỉ có một dây thần kinh tủy sống bị virus tấn công. Bệnh nhân cũng bị nhức đầu, đau mình, lên cơn sốt nhẹ.
Sau vài ba ngày thì những mụn rộp nhỏ bé xuất hiện trên nền da màu đỏ. Mụn nước sẽ lan rộng tới một vùng da: có thể là một khuôn vuông ở thắt lưng, ở cạnh sườn từ xương sống tới xương ức, bàn chân, bàn tay, hoặc một bên mặt, da đầu. Điểm đặc biệt là mụn nước thường chỉ ở một phía, ít khi lan qua đường ranh giới giữa thân mình.
Mới đầu mụn nước trong, sau đó thành đục có mủ, lõ mở giữa. Khi mụn nước xuất hiện thì nóng sốt cũng thuyên giảm.
Mụn nước khô đi sau vài tuần lễ, để lại một lớp vẩy. Vẩy rụng sau vài tuần lễ. Da sẽ có sẹo tròn màu bạc xếp thành từng nhóm. Cơn đau trên da có thể vẫn tồn tại.
Rủi ro mắc bệnh:
Zona-Thần-Kinh có ở mọi lứa tuổi nhưng thường hay thấy từ 50 tuổi trở lên.
Bệnh cũng thườngcó ở:
-Người bị suy giảm tính miễn dịch
-Người nhiễm HIV
-Người bị bệnh tăng phát triển tế bào mới như ung thư
-Bệnh nhân đang điều trị với hóa chất ức chế miễn dịch
-Người tiếp nhận ghép bộ phận cơ thể
-Sau những căng thẳng tinh thần.
Virus tấn công rễ dây thần kinh tủy và vùng da chịu ảnh hưởngcủa dây thần kinh này.
Bệnh có thể tái phát nhất là nếu ta dùng các dược phẩm làm giảm tính miễn dịch của cơ thể.
Nhờ có hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể với sự tấn công mới của siêu vi thủy đậu, nên ta không bị lây bệnh zona từ người khác nếu đã bị thủy đậu. Tuy nhiên ta có thể bị thủy đậu nếu ta chưa có tính miễn dịch và không được bảo vệ khi tiếp xúc với người bị bệnh zona ngoài da.

CHẨN ĐÓAN
Định bệnh căncứ vào y sử, đặc điểm của cáctriệu chứng, hình dạng và vị trí của cácmụn nước trên da.
Bác sĩ cũng có thể tìm nuôi virus từ chất lỏng của bóng nước.
Phương pháp miễn dịchhuỳnh quang (immunofluorescence assay) để quan sát sốlượng kháng thể hoặc kháng nguyên tại mô bào chính xác hơn và cũng tiết kiệm hơn.
Bệnh nguy hiểm không?
Bình thường thì zona làbệnh không nguy hiểm. Nhưng người bệnh chịu một sự đau đớn ở vùng da bị bệnh liên tục có khi tới cả tháng hoặc cả năm. Cái đau kinh khủng, gậm nhấm, cực khổ cả về thể xác lẫn tinh thần này thấy ở quá bán số bệnh nhân ở lão nhân trên 70.
Zona tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da. Có bệnh nhân tả nhiều loại đau xảy ra kế tiếp hoặc cùng một lúc.
Khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác bị mất luôn.
Có trường hợp, bệnh lan tới tai khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi.
Tuy không nguy hiểm nhưngzona có thể trầm trọng nếu hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc khi bị các bệnh kinh niên tàn phá như ung thư.
Một biến chứng nguy hiểm là đau-dây-thần-kinh-sau-zona (postherpetic neuralgia), nhất là ở quý vị cao niên. Các cơn đau này đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.
Khi mụn rộp còn nước, bệnh zona có thể lan truyền sang người khác, nếu những người này chưa bị bệnh thủy đậu. Nhưng họ không bị bệnh zona mà lại bị bệnh thủy đậu. Khi đã bị thủy đậu, họ không bị nhiễm bệnh zona nữa.

ĐIỀU TRỊ:
Điều trị Zona càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ kể từ khi bệnh xuất hiện.
Chữa mau, chữa mạnh có thể thu ngắn thời gian bệnh, ngăn chặn sự tàn phá của dây thần kinh và giảm thiểu đau.
Các dược phẩmthường dùng là acyclovir (Zovirax), famiclovir (Famvir),Valacyclovir (Valtrex). Bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc thích hợp với bệnh trạng. Các thuốc này tương đối an toàn, công hiệu nhưng khá đắt.
Có thể dùng thêm các thuốc chống viêm và thuốc chống đau như acetaminophen, ibuprofen.
Corticosteroid cũngđược dùng để làm vết thương mau lành và giảm đau ở bệnh nhân có thể dùng thuốc này.
Đôi khi phải dùng tới cả thuốc chống trầm cảm như Ealavil.
Cần giữ gìn vết đau trên da sạch sẽ, che phủ mụn nước với lớp băng vải mỏng để tránh cọ sát với quần áo cũng như bội nhiễm với các vi khuẩn khác.
Với bệnh nhân bị đau-thần-kinh-sau- zona kéo dài nhiều tháng, đôi khi cả năm khi không còn tổn thương trên da.
Trong các trường hợpnày phải dùng đến dược phẩm chống đau như chất opiod, thuốc chống độngkinh Gabapentin (Neurotonin) , carbamazepin (Tegretol), thuốc chống trầm cảm Elavil.
Có thể dùng kem thoa có chất chiết capsaicin từ trái ớt (Zostrix) hoặc lidocain dán trên da, aspirin gel, voltarel gel để giảm cơn đau dây thần kinh, khi da đã lành.
Nhiều bệnh nhân cảm thấy bớt đau ngay sau khi dây thần kinh giao cảm được ức chế hoặc sau khi châm cứu, kích thích điện.

CHỦNG NGỪA
Năm 2006, thuốc chủng ngừa Zostavax được chấp thuận.
Theo Cơ quan ThựcDược Phẩm Hoa Kỳ những người nhưsau cần chủng ngừa:
-Người từ 60 tuổitrở lên, nên chích ngừa, vì theo cơ quan này, bệnh cóthể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, nhưng lớp người trên 60 thư thường bị zona nhiều hơn.
-Người có các bệnh ảnh hưởng tới sự miễn dịch như bệnh HIV, ung thư hoặc người đang uống thuốc ức chế miễn dịch như steroid và dược phẩm uống sau khi tiếp nhận ghép bộ phận.
-Với lớp tuổi dưới 60 tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì hiện nay thuốc chỉ được nghiên cứu và áp dụng với người trên 60 tuổi.
Người đã bị shingles cũng cần chủng ngừa nhưng nên đợi 2 năm.
Theo cơ quan Kiểm SoátThực Dược Phẩm Hoa Kỳ, vaccin có khả năng giảm thiểu rủi ro bị shingles tới 50%,đối với người từ 60 tuổi trở lên. Và với lớp tuổi 60-69, công hiệu lên tới 64%.
Một trở ngại là chi phí thuốc chủng khá cao: 150- 200 mỹ kim cho một lần chủng ngừa. Đa số bảo hiểm không trả chi phí này. Người có Medicare chủng ngừa nằm trong phần D về dược phẩm.

KẾT LUẬN
Shingles là bệnh do virus herpeszoster gây ra. Virus này cùng loại với virus gây ra bệnh thủy đậu (chickenpox) .
Bệnh shingles hoàn toàn khác với bệnh nhiễm herpes simplex ở cơ quan sinh dục.
Shingles có thể điều trị được với các loại thuốc đặc nhiệm chống virus đã nêu ra ở trên. Kháng sinh không có tác dụng nào đối với virus.
Bác sĩ NguyễnÝ Đức Texas - Hoa Kỳ.
0

Cúng ngày vía Thần Tài mồng 10 Tết

Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng… có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.
Ngày vía của Thần Tài mọi người thương mua: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Trong tháng thường cúng Thần Tài
Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mồng 10 Tết, mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cầu xin may mắn tài lộc trong tháng đó, nên tục cúng Thần Tài đã trở thành thông lệ.
Thông thường, vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng, người ta thường cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như thịt heo, vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món cua biển và heo quay, chuối chín vàng.
Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h - 7h và chiều tối từ 6h - 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa và chưng thờ nải chuối chín vàng. Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
Thỉnh Thần Tài, Thổ Địa
Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Đại.
Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường. Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên, Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.
Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.
Đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.
Văn khấn Thần Tài Thổ Địa
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Sưu tầm

Lịch vạn niên

Đồng hồ

Số lượng người truy cập

Nhận xét

Số lượng người truy cập: